Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam (TCIT) thiết lập mốc kỷ lục về sản lượng xếp dỡ tàu mẹ
04/03/2019
Vào lúc 08:00 ngày 02/03/2019, Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) đã thiết lập mốc kỷ lục về sản lượng xếp dỡ trên 01 tàu container khi tiếp nhận tàu NYK SWAN với mức sản lượng xếp dỡ là 9.947 TEU. Đây là mức sản lượng xếp dỡ trên 01 tàu container lớn nhất từ trước tới nay được xếp dỡ tại Cảng TCIT nói riêng và của ngành Cảng biển Việt Nam nói chung.
Tàu NYK SWAN được đóng và hạ thủy năm 2017 với sức chở 14.026 TEU, chiều dài tàu 364.15 mét, rộng 50.6 mét, trọng tải tàu 139.335 Tấn do hãng tàu Ocean Network Express (ONE) khai thác trên tuyến dịch vụ FE5; là tuyến dịch vụ được triển khai tại TCIT từ tháng 04 năm 2017 do liên minh THE khai thác, có hành trình kết nối giữa Cảng TCIT (Việt Nam) và các Cảng ở Châu Âu như Rotterdam (Hà Lan), Hamburg (Đức, Antwerp (Bỉ), Southampton (Anh).
Hình ảnh tàu NYK SWAN đang làm hàng tại Cảng TCIT
Hiện nay những tuyến dịch vụ có hành trình dài ngày đặc biệt là tuyến Á - Âu đều do những siêu tàu vận chuyển. Nhờ vào khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn mà Cảng TCIT có thể tiếp nhận được những tàu có sức chở hơn 14.000 TEU như tàu NYK SWAN giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các cảng Châu Âu còn chỉ từ 23 đến 31 ngày, giúp các nhà xuất nhập khẩu khu vực phía Nam của Việt Nam tiết kiệm được thời gian và chi phí khi không phải trung chuyển hàng hóa sang các cảng trung chuyển trong khu vực như trước đây, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia, đồng thời tăng vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo như cảng TCIT cho biết, không riêng tàu NYK SWAN mà sản lượng xếp dỡ của các tàu FE5 tại Cảng TCIT hiện nay tăng rất cao, trung bình mỗi tàu xếp dỡ khoảng 7.000 – 9.000 TEU và có dấu hiệu vẫn tiếp tục tăng như sản lượng trên tàu NYK SWAN lên tới 9.947 TEU. Đây là dấu hiệu tích cực và lạc quan không chỉ riêng đối với Cảng TCIT, với ngành Cảng biển mà còn cả nền kinh tế của cả nước vì nó phản ánh luồng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu ngày càng tăng trưởng.
Đại diện Cảng TCIT cho biết: “Để đạt được thành công như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người lao động tại Cảng TCIT, của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và các thành viên góp vốn; là sự quan tâm sâu sắc, hỗ trợ kịp thời của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc nỗ lực mang lại các điều kiện phù hợp để các tàu siêu lớn cập vào TCIT nói riêng và khu vực Cái Mép nói chung”.
(TCSG)
Hình ảnh tàu NYK SWAN đang làm hàng tại Cảng TCIT
Hiện nay những tuyến dịch vụ có hành trình dài ngày đặc biệt là tuyến Á - Âu đều do những siêu tàu vận chuyển. Nhờ vào khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn mà Cảng TCIT có thể tiếp nhận được những tàu có sức chở hơn 14.000 TEU như tàu NYK SWAN giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các cảng Châu Âu còn chỉ từ 23 đến 31 ngày, giúp các nhà xuất nhập khẩu khu vực phía Nam của Việt Nam tiết kiệm được thời gian và chi phí khi không phải trung chuyển hàng hóa sang các cảng trung chuyển trong khu vực như trước đây, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia, đồng thời tăng vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo như cảng TCIT cho biết, không riêng tàu NYK SWAN mà sản lượng xếp dỡ của các tàu FE5 tại Cảng TCIT hiện nay tăng rất cao, trung bình mỗi tàu xếp dỡ khoảng 7.000 – 9.000 TEU và có dấu hiệu vẫn tiếp tục tăng như sản lượng trên tàu NYK SWAN lên tới 9.947 TEU. Đây là dấu hiệu tích cực và lạc quan không chỉ riêng đối với Cảng TCIT, với ngành Cảng biển mà còn cả nền kinh tế của cả nước vì nó phản ánh luồng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu ngày càng tăng trưởng.
Đại diện Cảng TCIT cho biết: “Để đạt được thành công như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người lao động tại Cảng TCIT, của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và các thành viên góp vốn; là sự quan tâm sâu sắc, hỗ trợ kịp thời của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc nỗ lực mang lại các điều kiện phù hợp để các tàu siêu lớn cập vào TCIT nói riêng và khu vực Cái Mép nói chung”.
(TCSG)