Hội nghị Kết nối chuỗi cung ứng Dệt may khu vực Tây Nam Bộ

18/08/2018

Ngày 17/8/2018 tại Cần Thơ, Hiệp hội VITAS (Dệt may Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị Kết nối chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Dệt may khu vực Tây Nam Bộ.


T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB
Toàn cảnh Hội nghị


Đến dự hội nghị có Ông Huỳnh Trung Trứ - Phó giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ, Bà Nguyễn Mỹ Thuận - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Cần Thơ, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dịp để các doanh nghiệp dệt may có dịp gặp gỡ, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc và cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn ngành Dệt may Việt Nam.

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS đã thông báo về tình hình ngành dệt may 6 tháng đầu năm 2018, trong đó, thị trường XK: các thị trường lớn vẫn duy trì tốc độ tăng khá cao như Hoa Kỳ tăng 9,96% chiếm tỷ trọng 46,4%; các nước khối CPTPP tăng 23,27%, tỷ trọng 17,2%, trong đó Nhật Bản tăng 24,66%, tỷ trọng 12,6%; EU tăng 13,3% chiếm tỷ trọng 13,9%; Hàn Quốc tăng 23,1% chiếm tỷ trọng 9,4%; Trung Quốc tăng 49,7% chiếm tỷ trọng 4,8%. Theo kết cấu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường lớn của dệt may VN. Về triển vọng ngành dệt may năm 2018 và các năm sau, Ông Giang cho biết, tuy có nhiều thách thức kể cả trong nội bộ ngành cũng như từ bên ngoài cần phải nỗ lực để vượt qua, khả năng 6 tháng còn lại có thể đạt 18,5 – 19 tỷ USD vượt 1 – 1,5 tỷ USD so với kế hoạch. Năm 2018 có thể đạt 34 - 34,5 tỷ USD, dự kiến đến năm 2020 đạt 38 – 40 tỷ USD. Về tính hiệu quả của chuỗi kết nối cung ứng Logistics, ông đưa ra 1 ví dụ cụ thể: chi phí vận chuyển 1 container từ Hà Nội xuống Hải Phòng gấp khoảng 1,5 lần chi phí vận chuyển container đó từ Hải Phòng đến – Osakar Nhật Bản. Tương tự như vậy, cần có lời giải cho những bất cập của con đường vận chuyển container từ miền Tây lên Cát Lái/HCM và rồi từ Cát Lái/HCM phải vòng lại qua Cái Mép để đến Mỹ, Châu Âu và ngược lại.

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB
Bà Phạm Thị Thúy Vân – Phó giám đốc Marketing TCT Tân cảng Sài Gòn trình bày tham luận

Phát biểu tại hội nghị, Bà Phạm Thị Thúy Vân – Phó giám đốc Marketing TCT Tân cảng Sài Gòn (TCSG) đã nêu những bất cập liên quan đến các cơ sở và dịch vụ Logistics phía Nam, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và các giải pháp TCSG thực hiện để nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics cho các DN vùng ĐBSCL . Bà Vân cho biết, thực hiện phương châm “mang cảng đến với khách hàng”, TCSG đã đầu tư, quản lý khai thác 07 cơ sở cảng tại khu vực ĐBSCL, trong đó có cảng Tân cảng Cái Cui – là cảng container lớn và hiện đại nhất khu vực, là cảng duy nhất có thể tiếp nhận các tàu container tuyến quốc tế nội Á cập trực tiếp, cũng như triển khai nhiều các giải pháp để hỗ trợ cho các DN. TCSG sẽ tăng cường kết nối, trao đổi thông tin với các DN dệt may, kết nối nhu cầu để có thể thiết kế giải pháp logistics phù hợp cho các doanh nghiệp để giúp các DN sản xuất hàng may mặc có thể đáp ứng tốt thị trường với chi phí logistics phù hợp thông qua thực hành chuỗi cung ứng hiệu quả.

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó TTK VITAS giới thiệu về các Hiệp định thương mại tự do

Tại Hội nghị, Trưởng đại diện kinh doanh Công ty Threason VN đã trao đổi về xu hướng công nghệ toàn cầu 4.0 và các phương thức ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào ngành Dệt may. Các đại biểu đã được nghe về nội dung và các tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với ngành dệt may.

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB
Khách hàng đặt câu hỏi - Phần hỏi đáp trong khuôn khổ Hội nghị

Các doanh nghiệp tham gia bày tỏ sự quan tâm và cùng các đại biểu trao đổi, thảo luận sôi nổi về các vấn đề được trình bày. Đặc biệt các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của TCSG có nhiều thắc mắc đến CLDV cũng như quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ tại các cảng như Tân Cảng – Cái Cui, Tân Cảng - Hiệp Phước thay cho Cát Lái đối với một số doanh nghiệp khu vực TNB. Hội nghị kết thúc trong buổi chiều cùng ngày và hé mở cánh cửa cho các doanh nghiệp dệt may trong việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh cũng như tối ưu hóa chuỗi kết nối cung ứng logistics hiệu quả cho ngành.

*Một số hình ảnh tại hội nghị:

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB

T8_18_hoi_nghi_ket_noi_chuoi_cung_ung_det_may_khu_vuc_TNB

(TCSG)