Người Thuyền trưởng đưa thương hiệu “Tân Cảng Sài Gòn” ngang tầm Quốc tế
16/10/2013
Đến thăm Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vào một ngày tháng 7, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước không khí làm việc sôi nổi, khẩn trương trên khắp các hiện trường sản xuất. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang gặp không ít khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, những người lính Hải quân nơi đây đang tạo kỳ tích về kết quả sản xuất kinh doanh, liên tục lập nên những kỷ lục mới về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách, đảm bảo việc làm và đời sống cho hơn 9.000 lao động của Tổng công ty và các địa phương.
Sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, Tân cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam, nằm trong top 34 cảng container hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Tổng công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2004. Để Tân cảng Sài Gòn có được tầm vóc ngày hôm nay, không thể không kể đến vai trò to lớn của Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm - Tổng giám đốc Tổng công ty.
Trong trang phục của người sỹ quan Hải quân, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm thật bình dị, gần gũi. Đồng chí cởi mở trao đổi với chúng tôi về quá trình ra đời và phát triển với những bước đi và sự lớn mạnh đầy tự hào của Tân cảng Sài Gòn - một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng đi đầu trong lĩnh vực khai thác cảng biển và logistics.
Sinh ra ở một vùng quê ven biển, nhập ngũ vào Quân chủng Hải quân theo tiếng gọi tổng động viên của Tổ quốc, cuộc đời Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm luôn gắn liền với biển. Trải qua nhiều cương vị công tác trong Quân đội, từ trắc thủ ra đa, giảng viên Học viện Hải quân đến sỹ quan tham mưu cơ quan Quân chủng Hải quân và hiện nay, ở cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, tình yêu sắt son với biển và phẩm chất của một người lính là nền tảng, động lực giúp đồng chí không ngừng phấn đấu, nỗ lực vượt lên chính mình để trở thành một vị tướng, một doanh nhân, cống hiến công sức, trí tuệ cho công cuộc phát triển kinh tế thời mở cửa và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 2/1992, đồng chí nhận nhiệm vụ về công tác tại Quân cảng Sài Gòn cũng là lúc chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa cho phép Quân cảng thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế với tên gọi doanh nghiệp là Công ty Tân cảng Sài Gòn. Những trải nghiệm qua từng cương vị công tác của thời kỳ đầu khó khăn, mới lạ khi bước sang lĩnh vực kinh doanh được tích lũy từ đó để rồi cùng với sự phát triển của Tân cảng Sài Gòn là sự khẳng định của những con người nơi đây: “Không có việc gì khó - Chỉ sự lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên”.
Năm 2005, đồng chí được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Hải quân giao trọng trách chỉ huy Quân cảng Sài Gòn - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trong thời điểm đơn vị phải đối mặt với không ít khó khăn. Theo Quy hoạch phát triển tổng thể Tp. Hồ Chí Minh và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về cụm cảng biển số 5 đến năm 2020, Tân cảng phải di dời khai thác cảng ra khỏi khu vực trung tâm trong điều kiện kinh phí thiếu thốn, hoạt động kinh doanh chưa phát triển. Với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao độ, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đã chủ động chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình di dời cảng Tân cảng ra khu vực Cát Lái, quận 2 với phương châm: “Đầu tư hiện đại, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đồng bộ, giữ vững thị phần, từng bước tạo thói quen cho khách hàng tại khu vực mới”. Đến đầu năm 2007, Tân cảng Sài Gòn là doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành việc đưa hoạt động khai thác cảng ra khỏi nội thành, kịp tiến độ bàn giao để Tp. HCM xây dựng cầu Thủ Thiêm nối liền Q.1 với Q.2. Thành công này đã được Thành ủy, UBND Tp. Hồ Chí Minh biểu dương, khen ngợi. Có thể nói, việc di dời ra một vị trí tuy xa nội thành nhưng đầy tiềm năng đã tạo điều kiện cho Tổng công ty mở rộng quy mô cả về bề rộng lẫn chiều sâu, tăng năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải lớn, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho Tân cảng Sài Gòn trong việc thu hút hãng tàu, khách hàng.
Cũng trong giai đoạn này, nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu, Tân cảng đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động đầu tư mang tính đột phá, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có. Hệ thống cầu cảng, kho bãi tại Cát Lái được hoàn thiện, chiều dài cầu bến từ 303m (năm 2005) được nâng lên 987m (năm 2007). Hệ thống trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, đồng bộ được đầu tư theo từng giai đoạn bằng vốn tự có và vốn vay thương mại, đến nay đã tăng gấp đôi về số lượng. Tổng công ty hiện có 21 cẩu bờ (KE, Kocks), 12 cẩu Liebherr, 66 cẩu khung và hơn 400 xe nâng, xe đầu kéo các loại phục vụ sản xuất.
Đặc biệt, năm 2008, việc mạnh dạn chỉ đạo đầu tư, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành sản xuất nhằm nâng cao năng suất giải phóng tàu, rút ngắn thời gian và tăng hệ số sử dụng bến là một quyết định làm thay đổi về chất công tác điều hành quản lý cảng từ thủ công sang hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ vi tính hóa trong thời điểm này như là sự tuyên chiến với các thói quen làm việc, điều hành manh mún, thủ công. Với quyết tâm “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, khát khao đổi mới và cống hiến, chỉ sau gần 1 tháng đồng tâm hiệp lực, bám sát hiện trường sản xuất, cán bộ, công nhân viên Tân cảng đã vỡ òa trong niềm vui khi hệ thống TOPX tiên tiến được triển khai thành công, đưa năng suất giải phóng tàu từ 45,24cont/h (năm 2008) lên 48.72cont/h (năm 2009) và hiện nay đang đạt con số kỷ lục 73.86cont/h, ngang với các cảng biển tiên tiến trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất giải phóng tàu, đem đến tư duy, tác phong công nghiệp cho người lao động thì càng ấn tượng hơn khi chỉ sau 1 năm, hiệu quả kinh tế do TOPX mang lại đã vượt quá giá trị vốn đầu tư 4 triệu USD. Cho đến nay, cảng Cát Lái vẫn là cảng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ứng dụng thành công hệ thống TOPX trong quản lý khai thác cảng và hiện đang chuyển sang giai đoạn hai là ứng dụng hệ thống TOPOVN.
Thực hiện phương châm: “Cung cấp dịch vụ trọn gói với chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng”, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đã chủ động đề xuất và được cấp trên chấp thuận đề án: “Xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ cảng biển mang thương hiệu Tân cảng trong cả nước và khu vực”. Từ kết quả liên doanh với lực lượng TNXP Tp. Hồ Chí Minh xây dựng thêm 214 m cầu tàu và 6 ha bãi đồng thời đầu tư chuyển đổi công năng khu cầu cảng xăng dầu PETEC, đến nay, cảng Tân cảng - Cát Lái đã có 1410 m cầu tàu, đưa năng lực cho phép thông qua cảng Cát Lái đạt khoảng 4,3 triệu teus (tương đương 60 triệu tấn/năm). Nhờ vậy, nhiều năm liền cảng Cát Lái có mức tăng trưởng trên 25%/năm, đứng trong Top 34 cảng container hàng đầu thế giới, là cầu nối quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Không dừng lại ở đó, đáp ứng yêu cầu hội nhập, Tổng công ty đã đầu tư đón đầu, xây dựng và đưa vào hoạt động cảng nước sâu chuyên dụng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đưa cảng Tân cảng - Cái Mép trở thành cảng trung chuyển quốc tế hiện đại và lớn nhất Việt Nam, cho phép đón tàu container loại trên 10 vạn tấn. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng hải Việt Nam có tuyến đi thẳng đến thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tạo bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Song song với việc đầu tư hệ thống cảng lớn, những năm qua, Tân cảng còn phát triển hệ thống cảng vệ tinh và kho bãi khắp cả nước: cảng Tân cảng - Sa Đéc, Tân cảng - Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), cảng Tân cảng - miền Trung (Quy Nhơn), cảng Tân cảng - 189 (Hải Phòng), các ICD (cảng nội địa) tại Sóng Thần (Bình Dương), Long Bình (Đồng Nai), Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu)… Đến nay, Tổng công ty đang khai thác 9 cảng và 2 ICD với 3.376m cầu tàu, 190 ha bãi container và 386.890m2 kho hàng, cho phép kết nối hoạt động khai thác cảng ở các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, tạo thành chuỗi cung ứng logistics cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng xuất nhập khẩu, kết hợp với việc phát triển các ngành nghề liên quan đến hoạt động khai thác cảng một cách đồng bộ, hiệu quả, có tính lưỡng dụng và bền vững cao.
Việc phát triển đồng bộ các cơ sở này đã tạo tiền đề để Tổng công ty xây dựng trụ cột thứ hai, đưa Tân cảng Sài Gòn chính thức phát triển bền vững 2 trụ cột: “Khai thác cảng và Dịch vụ Logistics” dựa trên 3 nền tảng: “Chất lượng dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; Kỷ luật quân đội, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng”.
Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cả trước mắt và lâu dài, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đã trực tiếp đàm phán với tập đoàn STC Hà Lan thành lập Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân cảng - STC. Tại Trung tâm đào tạo nghề hiện đại này, học viên được tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng mới nhất thông qua hệ thống mô phỏng tiên tiến của châu Âu. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã lựa chọn, đưa hơn 100 lượt cán bộ đi đào tạo theo các chương trình sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài (Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore…) nhằm chuẩn bị nguồn cán bộ, nhân lực chất lượng cao kế cận và kế tiếp.
Với những định hướng và chủ trương đúng đắn được triển khai đồng bộ, quyết liệt, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã trở thành một điểm sáng về kết hợp phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, một mô hình chuyên nghiệp, hiện đại trong phát triển ngành cảng biển và logistics phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, duy trì sự tăng trưởng bền vững liên tục qua các năm. Năm 2012, tổng sản lượng thông qua cảng đạt 3.492.810 teus, đạt 109,83% kế hoạch năm, tăng 13,7% so với năm 2011, chiếm trên 85% thị phần container xuất nhập khẩu khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước; tổng doanh thu 6.853 tỷ đồng, đạt 106,6% kế hoạch năm, tăng 14,5 % so với năm 2011; tổng lợi nhuận 1.044 tỷ, đạt 141,3% kế hoạch năm, tăng 9,6% so với năm 2011; nộp ngân sách 498 tỷ đồng, tăng 47,8% so với năm 2011; Nhà nước thu thuế xuất nhập khẩu qua các cảng của Tổng công ty đạt 24.470 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng đạt 1.823 triệu teus (tương đương 26 triệu tấn), tăng 10,51% so với cùng kỳ 2012; doanh thu trên 3.700 tỷ đồng (tăng 12,71 % so với cùng kỳ 2012), lợi nhuận gần 600 tỷ đồng (tăng 26,11% so với cùng kỳ 2012). Tổng công ty luôn bảo đảm việc làm, đời sống cho hơn 4.000 lao động với thu nhập bình quân trên 18 triệu đồng/người/tháng và tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động các địa phương, thực hiện tốt công tác dân vận, an sinh xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng trên các địa bàn hoạt động với số tiền bình quân trên 20 tỷ đồng/năm.
Thành công nối tiếp thành công! Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Những cống hiến to lớn của người thuyền trưởng tài ba của con thuyền Tân cảng Sài Gòn cũng được Đảng, Nhà nước, Quân đội ghi nhận với Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh; Cúp vàng “Doanh nhân Tâm Tài” năm 2007, Cúp vàng “Ngôi sao Việt Nam” năm 2007, Cúp vàng “Doanh nhân văn hóa” năm 2008 và danh hiệu “Vinh quang Việt Nam” lần thứ IX. Hiện nay, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đang được Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp đề nghị Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Hồi tưởng về những chặng đường đã đi qua, người dẫn dắt con thuyền Tân cảng vượt qua sóng to, gió cả đi đến thành công cho rằng: cội nguồn của những thành tích đáng tự hào nêu trên xuất phát từ phầm chất cao quý của người lính cụ Hồ, đó là ý chí và kỷ luật - nhân tố nền tảng tạo nên sự khác biệt và văn hóa đặc trưng của một doanh nghiệp quốc phòng. Chính vì vậy, việc xây dựng Quân cảng Sài Gòn - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn “cách mạng, chính quy, hiện đại, văn minh, nghĩa tình” vừa là mục tiêu, định hướng đồng thời cũng là trách nhiệm, tình cảm của những người lính Hải quân đối với đất nước. Là một doanh nhân khoác áo lính, hơn ai hết, đồng chí hiểu rõ: nếu chỉ quan tâm đến kinh doanh thôi chưa đủ, việc xây dựng bản lĩnh chính trị và giữ gìn phẩm chất của người lính cụ Hồ trên mặt trận kinh tế là hết sức quan trọng để thực sự thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất”, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cả trong thời bình và thời chiến, “khi bình là dân, khi biến là quân”.
Trao đổi về việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ta về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm cho rằng, đây không chỉ là định hướng mà còn là động lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh tế biển để có thể thực sự “làm giàu từ biển” như một khẳng định hiện thực trong tương lai. Điều khiến người doanh nhân này luôn trăn trở không chỉ là làm thế nào dẫn dắt Tân cảng Sài Gòn phát triển trên cơ sở 3 trụ cột (Khai thác cảng, Dịch vụ logistics, Khai thác đội tàu vận tải biển) mà còn phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế biển mạnh trong những năm tới, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, làm giàu cho đất nước đồng thời góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Rời Tân cảng, chúng tôi tin rằng, với quyết tâm cao và cách nghĩ, cách làm năng động, sáng tạo của những người lính dưới sự dẫn dắt của người thuyền trưởng tài năng, giàu tâm huyết và tình yêu với biển, con tàu lớn Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sẽ thuận buồm xuôi gió đi đến những thành công mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Quân chủng Hải quân.
Trong trang phục của người sỹ quan Hải quân, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm thật bình dị, gần gũi. Đồng chí cởi mở trao đổi với chúng tôi về quá trình ra đời và phát triển với những bước đi và sự lớn mạnh đầy tự hào của Tân cảng Sài Gòn - một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng đi đầu trong lĩnh vực khai thác cảng biển và logistics.
Sinh ra ở một vùng quê ven biển, nhập ngũ vào Quân chủng Hải quân theo tiếng gọi tổng động viên của Tổ quốc, cuộc đời Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm luôn gắn liền với biển. Trải qua nhiều cương vị công tác trong Quân đội, từ trắc thủ ra đa, giảng viên Học viện Hải quân đến sỹ quan tham mưu cơ quan Quân chủng Hải quân và hiện nay, ở cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, tình yêu sắt son với biển và phẩm chất của một người lính là nền tảng, động lực giúp đồng chí không ngừng phấn đấu, nỗ lực vượt lên chính mình để trở thành một vị tướng, một doanh nhân, cống hiến công sức, trí tuệ cho công cuộc phát triển kinh tế thời mở cửa và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 2/1992, đồng chí nhận nhiệm vụ về công tác tại Quân cảng Sài Gòn cũng là lúc chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa cho phép Quân cảng thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế với tên gọi doanh nghiệp là Công ty Tân cảng Sài Gòn. Những trải nghiệm qua từng cương vị công tác của thời kỳ đầu khó khăn, mới lạ khi bước sang lĩnh vực kinh doanh được tích lũy từ đó để rồi cùng với sự phát triển của Tân cảng Sài Gòn là sự khẳng định của những con người nơi đây: “Không có việc gì khó - Chỉ sự lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên”.
Năm 2005, đồng chí được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Hải quân giao trọng trách chỉ huy Quân cảng Sài Gòn - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trong thời điểm đơn vị phải đối mặt với không ít khó khăn. Theo Quy hoạch phát triển tổng thể Tp. Hồ Chí Minh và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về cụm cảng biển số 5 đến năm 2020, Tân cảng phải di dời khai thác cảng ra khỏi khu vực trung tâm trong điều kiện kinh phí thiếu thốn, hoạt động kinh doanh chưa phát triển. Với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao độ, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đã chủ động chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình di dời cảng Tân cảng ra khu vực Cát Lái, quận 2 với phương châm: “Đầu tư hiện đại, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đồng bộ, giữ vững thị phần, từng bước tạo thói quen cho khách hàng tại khu vực mới”. Đến đầu năm 2007, Tân cảng Sài Gòn là doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành việc đưa hoạt động khai thác cảng ra khỏi nội thành, kịp tiến độ bàn giao để Tp. HCM xây dựng cầu Thủ Thiêm nối liền Q.1 với Q.2. Thành công này đã được Thành ủy, UBND Tp. Hồ Chí Minh biểu dương, khen ngợi. Có thể nói, việc di dời ra một vị trí tuy xa nội thành nhưng đầy tiềm năng đã tạo điều kiện cho Tổng công ty mở rộng quy mô cả về bề rộng lẫn chiều sâu, tăng năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải lớn, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho Tân cảng Sài Gòn trong việc thu hút hãng tàu, khách hàng.
Cũng trong giai đoạn này, nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu, Tân cảng đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động đầu tư mang tính đột phá, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có. Hệ thống cầu cảng, kho bãi tại Cát Lái được hoàn thiện, chiều dài cầu bến từ 303m (năm 2005) được nâng lên 987m (năm 2007). Hệ thống trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, đồng bộ được đầu tư theo từng giai đoạn bằng vốn tự có và vốn vay thương mại, đến nay đã tăng gấp đôi về số lượng. Tổng công ty hiện có 21 cẩu bờ (KE, Kocks), 12 cẩu Liebherr, 66 cẩu khung và hơn 400 xe nâng, xe đầu kéo các loại phục vụ sản xuất.
Đặc biệt, năm 2008, việc mạnh dạn chỉ đạo đầu tư, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành sản xuất nhằm nâng cao năng suất giải phóng tàu, rút ngắn thời gian và tăng hệ số sử dụng bến là một quyết định làm thay đổi về chất công tác điều hành quản lý cảng từ thủ công sang hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ vi tính hóa trong thời điểm này như là sự tuyên chiến với các thói quen làm việc, điều hành manh mún, thủ công. Với quyết tâm “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, khát khao đổi mới và cống hiến, chỉ sau gần 1 tháng đồng tâm hiệp lực, bám sát hiện trường sản xuất, cán bộ, công nhân viên Tân cảng đã vỡ òa trong niềm vui khi hệ thống TOPX tiên tiến được triển khai thành công, đưa năng suất giải phóng tàu từ 45,24cont/h (năm 2008) lên 48.72cont/h (năm 2009) và hiện nay đang đạt con số kỷ lục 73.86cont/h, ngang với các cảng biển tiên tiến trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất giải phóng tàu, đem đến tư duy, tác phong công nghiệp cho người lao động thì càng ấn tượng hơn khi chỉ sau 1 năm, hiệu quả kinh tế do TOPX mang lại đã vượt quá giá trị vốn đầu tư 4 triệu USD. Cho đến nay, cảng Cát Lái vẫn là cảng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ứng dụng thành công hệ thống TOPX trong quản lý khai thác cảng và hiện đang chuyển sang giai đoạn hai là ứng dụng hệ thống TOPOVN.
Thực hiện phương châm: “Cung cấp dịch vụ trọn gói với chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng”, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đã chủ động đề xuất và được cấp trên chấp thuận đề án: “Xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ cảng biển mang thương hiệu Tân cảng trong cả nước và khu vực”. Từ kết quả liên doanh với lực lượng TNXP Tp. Hồ Chí Minh xây dựng thêm 214 m cầu tàu và 6 ha bãi đồng thời đầu tư chuyển đổi công năng khu cầu cảng xăng dầu PETEC, đến nay, cảng Tân cảng - Cát Lái đã có 1410 m cầu tàu, đưa năng lực cho phép thông qua cảng Cát Lái đạt khoảng 4,3 triệu teus (tương đương 60 triệu tấn/năm). Nhờ vậy, nhiều năm liền cảng Cát Lái có mức tăng trưởng trên 25%/năm, đứng trong Top 34 cảng container hàng đầu thế giới, là cầu nối quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Không dừng lại ở đó, đáp ứng yêu cầu hội nhập, Tổng công ty đã đầu tư đón đầu, xây dựng và đưa vào hoạt động cảng nước sâu chuyên dụng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đưa cảng Tân cảng - Cái Mép trở thành cảng trung chuyển quốc tế hiện đại và lớn nhất Việt Nam, cho phép đón tàu container loại trên 10 vạn tấn. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng hải Việt Nam có tuyến đi thẳng đến thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tạo bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Song song với việc đầu tư hệ thống cảng lớn, những năm qua, Tân cảng còn phát triển hệ thống cảng vệ tinh và kho bãi khắp cả nước: cảng Tân cảng - Sa Đéc, Tân cảng - Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), cảng Tân cảng - miền Trung (Quy Nhơn), cảng Tân cảng - 189 (Hải Phòng), các ICD (cảng nội địa) tại Sóng Thần (Bình Dương), Long Bình (Đồng Nai), Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu)… Đến nay, Tổng công ty đang khai thác 9 cảng và 2 ICD với 3.376m cầu tàu, 190 ha bãi container và 386.890m2 kho hàng, cho phép kết nối hoạt động khai thác cảng ở các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, tạo thành chuỗi cung ứng logistics cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng xuất nhập khẩu, kết hợp với việc phát triển các ngành nghề liên quan đến hoạt động khai thác cảng một cách đồng bộ, hiệu quả, có tính lưỡng dụng và bền vững cao.
Việc phát triển đồng bộ các cơ sở này đã tạo tiền đề để Tổng công ty xây dựng trụ cột thứ hai, đưa Tân cảng Sài Gòn chính thức phát triển bền vững 2 trụ cột: “Khai thác cảng và Dịch vụ Logistics” dựa trên 3 nền tảng: “Chất lượng dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; Kỷ luật quân đội, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng”.
Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cả trước mắt và lâu dài, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đã trực tiếp đàm phán với tập đoàn STC Hà Lan thành lập Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân cảng - STC. Tại Trung tâm đào tạo nghề hiện đại này, học viên được tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng mới nhất thông qua hệ thống mô phỏng tiên tiến của châu Âu. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã lựa chọn, đưa hơn 100 lượt cán bộ đi đào tạo theo các chương trình sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài (Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore…) nhằm chuẩn bị nguồn cán bộ, nhân lực chất lượng cao kế cận và kế tiếp.
Với những định hướng và chủ trương đúng đắn được triển khai đồng bộ, quyết liệt, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã trở thành một điểm sáng về kết hợp phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, một mô hình chuyên nghiệp, hiện đại trong phát triển ngành cảng biển và logistics phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, duy trì sự tăng trưởng bền vững liên tục qua các năm. Năm 2012, tổng sản lượng thông qua cảng đạt 3.492.810 teus, đạt 109,83% kế hoạch năm, tăng 13,7% so với năm 2011, chiếm trên 85% thị phần container xuất nhập khẩu khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước; tổng doanh thu 6.853 tỷ đồng, đạt 106,6% kế hoạch năm, tăng 14,5 % so với năm 2011; tổng lợi nhuận 1.044 tỷ, đạt 141,3% kế hoạch năm, tăng 9,6% so với năm 2011; nộp ngân sách 498 tỷ đồng, tăng 47,8% so với năm 2011; Nhà nước thu thuế xuất nhập khẩu qua các cảng của Tổng công ty đạt 24.470 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng đạt 1.823 triệu teus (tương đương 26 triệu tấn), tăng 10,51% so với cùng kỳ 2012; doanh thu trên 3.700 tỷ đồng (tăng 12,71 % so với cùng kỳ 2012), lợi nhuận gần 600 tỷ đồng (tăng 26,11% so với cùng kỳ 2012). Tổng công ty luôn bảo đảm việc làm, đời sống cho hơn 4.000 lao động với thu nhập bình quân trên 18 triệu đồng/người/tháng và tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động các địa phương, thực hiện tốt công tác dân vận, an sinh xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng trên các địa bàn hoạt động với số tiền bình quân trên 20 tỷ đồng/năm.
Thành công nối tiếp thành công! Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Những cống hiến to lớn của người thuyền trưởng tài ba của con thuyền Tân cảng Sài Gòn cũng được Đảng, Nhà nước, Quân đội ghi nhận với Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh; Cúp vàng “Doanh nhân Tâm Tài” năm 2007, Cúp vàng “Ngôi sao Việt Nam” năm 2007, Cúp vàng “Doanh nhân văn hóa” năm 2008 và danh hiệu “Vinh quang Việt Nam” lần thứ IX. Hiện nay, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm đang được Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp đề nghị Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Hồi tưởng về những chặng đường đã đi qua, người dẫn dắt con thuyền Tân cảng vượt qua sóng to, gió cả đi đến thành công cho rằng: cội nguồn của những thành tích đáng tự hào nêu trên xuất phát từ phầm chất cao quý của người lính cụ Hồ, đó là ý chí và kỷ luật - nhân tố nền tảng tạo nên sự khác biệt và văn hóa đặc trưng của một doanh nghiệp quốc phòng. Chính vì vậy, việc xây dựng Quân cảng Sài Gòn - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn “cách mạng, chính quy, hiện đại, văn minh, nghĩa tình” vừa là mục tiêu, định hướng đồng thời cũng là trách nhiệm, tình cảm của những người lính Hải quân đối với đất nước. Là một doanh nhân khoác áo lính, hơn ai hết, đồng chí hiểu rõ: nếu chỉ quan tâm đến kinh doanh thôi chưa đủ, việc xây dựng bản lĩnh chính trị và giữ gìn phẩm chất của người lính cụ Hồ trên mặt trận kinh tế là hết sức quan trọng để thực sự thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất”, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cả trong thời bình và thời chiến, “khi bình là dân, khi biến là quân”.
Trao đổi về việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ta về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm cho rằng, đây không chỉ là định hướng mà còn là động lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh tế biển để có thể thực sự “làm giàu từ biển” như một khẳng định hiện thực trong tương lai. Điều khiến người doanh nhân này luôn trăn trở không chỉ là làm thế nào dẫn dắt Tân cảng Sài Gòn phát triển trên cơ sở 3 trụ cột (Khai thác cảng, Dịch vụ logistics, Khai thác đội tàu vận tải biển) mà còn phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế biển mạnh trong những năm tới, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, làm giàu cho đất nước đồng thời góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Rời Tân cảng, chúng tôi tin rằng, với quyết tâm cao và cách nghĩ, cách làm năng động, sáng tạo của những người lính dưới sự dẫn dắt của người thuyền trưởng tài năng, giàu tâm huyết và tình yêu với biển, con tàu lớn Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sẽ thuận buồm xuôi gió đi đến những thành công mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Quân chủng Hải quân.