Tân Cảng Sài Gòn là công ty logistics uy tín nhất nhóm ngành khai thác cảng

01/12/2022

Tân Cảng Sài Gòn là công ty logistics uy tín nhất nhóm ngành khai thác cảng

Ngày 30/11/2022, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022.

Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2022.

Danh sách 1: Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Giao nhận vận tải quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4


Danh sách 2: Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Vận tải hàng hóa

Danh sách 3: Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Khai thác cảng

Danh sách 4: Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối

 

Trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát, thị trường logistics toàn cầu trên đà phục hồi, tình trạng tắc nghẽn cảng giảm thiểu sau khi các biện pháp phòng chống dịch dần được gỡ bỏ. Là một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình phục hồi các hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước, ngành logsitics đóng góp phần không nhỏ vào kết quả tích cực này: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2022 ước đạt gần 673,82 tỷ USD (vượt con số 668,54 tỷ USD của cả năm 2021). Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng khối lượng vận tải hàng hóa của nước ta ước đạt 1.832,9 triệu tấn, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó vận tải đường bộ đảm nhiệm 74,0%, đường thủy nội địa với 20,3%, và vận tải đường biển tuy chỉ chiếm 5,4% nhưng vẫn cao hơn hẳn tỷ trọng của vận tải đường sắt (0,3%) và hàng không (0,01%).

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Vietnam Report đối với các doanh nghiệp trong ngành, 68,4% số doanh nghiệp cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm nay đã tăng lên so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có đến 26,3% ghi nhận mức tăng lên đáng kể. Theo báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán, có 64,7% số doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng doanh thu so với trước đại dịch (con số này là 35,3% vào thời điểm cách đây một năm).

 

Biến động doanh thu của doanh nghiệp logistics niêm yết trong giai đoạn 2019-2022
 

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức. Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra top 5 khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt, bao gồm: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; Rủi ro từ chuỗi cung ứng; Bất ổn chính trị trên thế giới; Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm…

Biến động giá năng lượng là điểm khác biệt lớn nhất trong bức tranh kinh tế ngành logistics năm nay, bắt nguồn từ cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine từ tháng 3, kéo theo cú sốc lớn đến nguồn cung làm cho thị trường năng lượng toàn cầu biến động mạnh. Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng từ trong cơ cấu chi phí hoạt động, đặt ra bài toán lớn cho các doanh nghiệp ngành logistics về việc điều chỉnh giá. Không những vậy, khi giá nhiên liệu trở thành gánh nặng của doanh nghiệp sẽ gây ra nhiều bất lợi trong cạnh tranh, điển hình như tăng cách biệt về mặt chi phí logistics của Việt Nam so với bình quân thế giới và khu vực. Tính trong ASEAN, Việt Nam hiện nay ở mức 16,8% – cao hơn Singapore (8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%).

Thêm vào đó, những rủi ro từ gián đoạn chuỗi cung ứng, bất ổn chính trị trên thế giới, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm do lạm phát gia tăng tại khu cực các nước phát triển cũng tạo ra tác động cộng hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngành logistics trong nước. Phân tích báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng cho thấy, bước sang quý 3 đã có thêm 8,8% số doanh nghiệp chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong 6 tháng đầu năm 2022 sang “suy giảm” trong 9 tháng đầu năm, phản ánh độ co giãn khá lớn ở kết quả kinh doanh của ngành đối với những biến động trong nước và quốc tế.

Trước bối cảnh thế giới đang bước sang một chu kỳ kinh tế mới, trong khi công nghệ giúp cải thiện tính hiệu quả, sự linh hoạt và tốc độ của chuỗi cung ứng, những thay đổi về xã hội, chính trị và kinh tế (như cú sốc về kinh tế, căng thẳng chính trị, hay đại dịch COVID-19 vừa qua) cũng đồng thời đặt ra bài toán về chiến lược thích ứng và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành. Với nhóm doanh nghiệp logistics tham gia khảo sát của Vietnam Report, những chiến lược ưu tiên mà các doanh nghiệp đã thực hiện trong năm vừa qua và đặt ra cho thời gian tới là: Mở rộng chuỗi cung cung ứng và tìm kiếm thị trường mới; Tăng cường nguồn vốn cho thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số; và Tăng cường đào tạo nhân viên để phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đây cũng là 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu trong hai năm trở lại đây.

Những chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp logistics trong năm vừa qua và 1-2 năm tới
 

Nguồn: VN Report