Tân Cảng Sài Gòn tham dự và đồng hành cùng Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ 5: Chuyển đổi số - động lực mới thúc đẩy tăng trưởng Vùng đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
29/05/2024
Chiều 28/5, tại Hải Phòng, Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V: “Chuyển đổi số - động lực mới thúc đẩy tăng trưởng Vùng đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UBND TP Hải Phòng chỉ đạo; Sở Công Thương, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp DV Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA) đồng tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Với vai trò là đơn vị khai thác cảng và cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc số hoá cảng biển, xây dựng cảng biển thông minh, cảng xanh, Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) vinh dự tài trợ đồng hành cùng các hoạt động của sự kiện
Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định logistics là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.
Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, quá trình chuyển đổi số trong logistics ở vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Diễn đàn Logistics Vùng Lần thứ 5 - năm 2024 đã đưa ra những đánh giá độc lập, đa chiều về định hướng phát triển logistics của Vùng đồng bằng sông Hồng nói chung cũng như TP Hải Phòng nói riêng; nhận diện những điểm nghẽn; nhận định xu hướng chuyển đổi số logistics từ các bài học quốc tế kết hợp thực tiễn phù hợp điều kiện của vùng.
Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, quá trình chuyển đổi số trong logistics ở vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Diễn đàn Logistics Vùng Lần thứ 5 - năm 2024 đã đưa ra những đánh giá độc lập, đa chiều về định hướng phát triển logistics của Vùng đồng bằng sông Hồng nói chung cũng như TP Hải Phòng nói riêng; nhận diện những điểm nghẽn; nhận định xu hướng chuyển đổi số logistics từ các bài học quốc tế kết hợp thực tiễn phù hợp điều kiện của vùng.
Diễn đàn cũng đề cập và phân tích các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy thực thi chuyển đổi số ngành logistics; Đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics theo hướng liên kết vùng, tận dụng lợi thể, cơ hội phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Đại diện TCSG, Bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Phó Giám đốc Marketing chia sẻ, từ 2008, TCSG đã nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều khai thác cảng, từ đó tới nay, doanh nghiệp cũng đã liên tục cập nhật và nâng cao các ứng dụng chuyển đổi số với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm.
Hệ thống TOPS trên nền tảng TOPX (2008) và TOPOVN (2015) là sự đổi mới và nâng cấp liên tục hệ thống quảng lý và điều hành khai thác Cảng container giúp cập nhật thời gian thực, giúp khách hàng quản lý hàng hoá hiệu quả. Việc ứng dụng phần mềm vào điều hành hoạt động của cảng đòi hỏi số hoá dữ liệu, quy trình cũng như thay đổi tập quán làm việc, sản xuất theo hướng thông minh và hiệu quả hơn. Hệ thống TOPS đã góp phần không nhỏ giúp TCSG thành công ở trụ cột kinh doanh khai thác cảng và là nhà khai thác cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Cảng điện tử ePort là một trong những đề án thành công về “Hiện đại hóa thủ tục giao nhận hàng tại cảng” đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ của TCSG. Đến nay ePort liên tục được nâng cấp, bổ sung các chức năng, trong đó có ứng dụng SNP ePort được chính thức ra mắt, là bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng Super Mobile App trong hệ sinh thái eSNP mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả thiết thực, cho phép người dùng thực hiện hoàn toàn các thủ tục giao nhận hàng xuất nhập khẩu trực tuyến. Cùng với cảng điện tử ePort, TCSG đã triển khai thành công lệnh giao hàng điện tử eDO góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục; tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp; chi phí chung cho xã hội; giúp hoạt động khai thác Cảng kết nối việt nam và quốc tế liên tục trong trong giai đoạn Covid; là tiền đề xây dựng Cảng Tân Cảng Cát Lái thành cảng xanh, hiện đại như ngày nay.
Ngoài ra, TCSG ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động Logistics 3PL, với hệ thống OTM quản lý đơn hàng và trạng thái lô hàng; quản lý cơ sở dữ liệu giá/hợp đồng dịch vụ vận tải với khách hàng, nhà cung cấp; quản lý phương tiện; quản lý các loại chứng từ vận tải và tác nghiệp tạm ứng/hoàn ứng. Đồng thời, OTM còn hỗ trợ người dùng lập kế hoạch điều hành, phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn lực theo tuyến, đồng thời tính toán sản lượng thực tế cho khách hàng, các nhà cung cấp, đại lý để thực hiện xuất hóa đơn, thanh toán cho nhà thầu kịp thời, giảm thiểu sai sót. Nâng cao hơn, TCSG ứng dụng OTM mobile app cho Tài xế, thuyền trưởng cho phép người điều hành (OPS) có thể triển khai các giao chuyến đi cho từng đầu kéo và sà lan cũng như tìm kiếm và đăng ký chuyến đi. Ngoài ra, TCSG đã triển khai hệ thống quản lý kho hàng điện tử eWMS từ tháng 09/2021 với hàng nhập, và đến tháng 07/2022 áp dụng với hàng xuất. Điện tử hóa các giao dịch chứng từ từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến, giúp hơn 25.000 đại lý Forwarder, chủ hàng Xuất Nhập Khẩu, các công ty giao nhận vận tải đang sử dụng dịch vụ tại kho hàng Cát Lái chủ động về thời gian, không gian cũng như tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Hệ thống TOPS trên nền tảng TOPX (2008) và TOPOVN (2015) là sự đổi mới và nâng cấp liên tục hệ thống quảng lý và điều hành khai thác Cảng container giúp cập nhật thời gian thực, giúp khách hàng quản lý hàng hoá hiệu quả. Việc ứng dụng phần mềm vào điều hành hoạt động của cảng đòi hỏi số hoá dữ liệu, quy trình cũng như thay đổi tập quán làm việc, sản xuất theo hướng thông minh và hiệu quả hơn. Hệ thống TOPS đã góp phần không nhỏ giúp TCSG thành công ở trụ cột kinh doanh khai thác cảng và là nhà khai thác cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Khách hàng tham quan gian hàng và nghe giới thiệu về hệ thống Cảng và Logistics của TCSG
Cảng điện tử ePort là một trong những đề án thành công về “Hiện đại hóa thủ tục giao nhận hàng tại cảng” đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ của TCSG. Đến nay ePort liên tục được nâng cấp, bổ sung các chức năng, trong đó có ứng dụng SNP ePort được chính thức ra mắt, là bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng Super Mobile App trong hệ sinh thái eSNP mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả thiết thực, cho phép người dùng thực hiện hoàn toàn các thủ tục giao nhận hàng xuất nhập khẩu trực tuyến. Cùng với cảng điện tử ePort, TCSG đã triển khai thành công lệnh giao hàng điện tử eDO góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục; tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp; chi phí chung cho xã hội; giúp hoạt động khai thác Cảng kết nối việt nam và quốc tế liên tục trong trong giai đoạn Covid; là tiền đề xây dựng Cảng Tân Cảng Cát Lái thành cảng xanh, hiện đại như ngày nay.
Các đại biểu trao đổi trong phiên thảo luận: Cơ hội phát triển và bứt phá từ khu thương mại tự do
Ngoài ra, TCSG ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động Logistics 3PL, với hệ thống OTM quản lý đơn hàng và trạng thái lô hàng; quản lý cơ sở dữ liệu giá/hợp đồng dịch vụ vận tải với khách hàng, nhà cung cấp; quản lý phương tiện; quản lý các loại chứng từ vận tải và tác nghiệp tạm ứng/hoàn ứng. Đồng thời, OTM còn hỗ trợ người dùng lập kế hoạch điều hành, phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn lực theo tuyến, đồng thời tính toán sản lượng thực tế cho khách hàng, các nhà cung cấp, đại lý để thực hiện xuất hóa đơn, thanh toán cho nhà thầu kịp thời, giảm thiểu sai sót. Nâng cao hơn, TCSG ứng dụng OTM mobile app cho Tài xế, thuyền trưởng cho phép người điều hành (OPS) có thể triển khai các giao chuyến đi cho từng đầu kéo và sà lan cũng như tìm kiếm và đăng ký chuyến đi. Ngoài ra, TCSG đã triển khai hệ thống quản lý kho hàng điện tử eWMS từ tháng 09/2021 với hàng nhập, và đến tháng 07/2022 áp dụng với hàng xuất. Điện tử hóa các giao dịch chứng từ từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến, giúp hơn 25.000 đại lý Forwarder, chủ hàng Xuất Nhập Khẩu, các công ty giao nhận vận tải đang sử dụng dịch vụ tại kho hàng Cát Lái chủ động về thời gian, không gian cũng như tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Trong lần triển lãm này, TCSG cũng có gian hàng triển lãm, giới thiệu cho các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp đối tác, khách hàng tham gia Diễn đàn về hệ thống Logistics của TCSG, gian hàng của TCSG đón nhận nhiều sự quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của các đại biểu đến tham dự sự kiện. Với nỗ lực không ngừng đổi mới sáng tạo, liên tục triển khai, đẩy mạnh các dự án chuyển đổi số trong dịch vụ khách hàng, quản trị doanh nghiệp, TCSG khẳng định quyết tâm góp phần nâng tầm giá trị thương hiệu không chỉ tại Việt Nam mà còn tại thị trường quốc tế.