Tân Cảng Sài Gòn tham dự hội thảo trực tuyến “Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng thông qua kết nối và bền vững"

28/07/2022

Tân Cảng Sài Gòn tham dự hội thảo trực tuyến “Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng thông qua kết nối và bền vững

Sáng 28/7, Hội thảo trực tuyến về Chuỗi cung ứng ASEAN được tổ chức bởi Ban Thư ký ASEAN, Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) và Tập đoàn YCH với chủ đề "Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng thông qua kết nối và bền vững" đã diễn ra đề cập đến hai lĩnh vực chính: Kết nối và Bền vững thông qua chia sẻ của các chuyên gia đa lĩnh vực về xây dựng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng cũng như giảm thiểu gián đoạn. Đại diện TCSG tham dự và có phần chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi và thích ứng duy trì thông suốt hoạt động khai thác cảng và logistics.

Hội thảo có sự tham gia làm Khách mời danh dự của Ông Satvinder Singh, Phó Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN và hội đồng các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan đến chuỗi cung ứng như: cơ sở hạ tầng, tài chính, công nghệ,
Phiên 1 của toạ đàm thảo luận về các yếu tố xây dựng nên khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng quan trọng thông qua kết nối ASEAN. Chuỗi cung ứng đã trở thành xương sống của thương mại và nền kinh tế. Hợp tác để kết nối logistics vùng sẽ mang lại lợi ích cho khu vực và phát triển quan hệ kinh tế. Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN (ASLN) ra đời nhằm tăng cường sự phát triển logistics trong khu vực bằng cách gia tăng sức mạnh chuỗi cung ứng và thúc đẩy khả năng cạnh tranh. Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 cùng với ASLN cung cấp một nền tảng hiệu quả để tận dụng tối đa chuỗi giá trị. Theo các chuyên gia, cần có sự kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa các nước ASEAN để đạt được một ASEAN liền mạch và cạnh tranh; thông qua việc giảm chi phí chuỗi cung ứng; tiết kiệm thời gian và tăng độ tin cậy của chuỗi cung ứng khu vực.

 Các yếu tố xây dựng nên khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng quan trọng thông qua kết nối ASEAN

Phiên 2 thảo luận về Quản lý Chuỗi cung ứng bền vững trong thời kỳ gián đoạn. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã trải qua những tác động to lớn trong thời gian gần đây. Các mối đe dọa như Covid-19, biến đổi khí hậu và chiến tranh Nga-Ukraine đã dẫn đến một vô số thách thức không thể đoán trước và liên đới nhau, bao gồm thiếu hụt lao động, khan hiếm nguyên liệu, tắc nghẽn cảng và tăng giá năng lượng. Các tổ chức và chính phủ trên toàn cầu đang cân nhắc về các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế trong việc kiểm soát khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Các chuyên gia cho rằng việc đa dạng hóa nguồn cung ứng hàng hóa và tìm kiếm nguồn thay thế cho các yếu tố đầu vào quan trọng sẽ hướng các doanh nghiệp tới một tương lai ổn định và linh hoạt hơn.

Quản lý Chuỗi cung ứng bền vững trong thời kỳ gián đoạn
Cũng tại Phiên thảo luận thứ 2 này, Ông Trương Tấn Lộc – Giám đốc Marketing, Đại diện Việt Nam chia sẻ về cách mà TCT Tân Cảng Sài Gòn đã áp dụng thành công vượt qua các khó khăn: thiếu hụt nhân sự, hạn chế đi lại, đứt gãy chuỗi cung ứng,… do dịch Covid-19 bùng phát. Chia sẻ về hoạt động “vận tải xanh” hướng đến phát triển bền vững của TCSG, ông nói về phương án kết nối sà lan cho 80% hàng hoá từ khu vực Cái Mép về TP.HCM, ĐBSCL-TP.HCM của hệ thống TCSG, hiện đang nhân rộng mô hình này ra phía Bắc với tuyến kết nối Hải Phòng – Bắc Ninh. Bên cạnh đó, ông cũng giới thiệu đến cộng đồng ASEAN những ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động khai thác cảng, logistics (Eport, Eport Mobile, EDO,…) và chăm sóc khách hàng của TCSG.

Ông Trương Tấn Lộc – Giám đốc Marketin, Đại diện Việt Nam chia sẻ về hoạt động “vận tải xanh” hướng đến phát triển bền vững của TCSG