Giảm chi phí Logistics trong chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng đóng gói
19/09/2018
Các chuỗi cung ứng bán lẻ CPG (hàng tiêu dùng đóng gói) luôn phải đối mặt với một trận chiến liên tục cho thị phần và không gian kệ bán lẻ. Dưới đây là một số lựa chọn chiến lược logistics để giúp các nhà sản xuất CPG giảm chi phí trong chuỗi cung ứng.
Các chuỗi cung ứng bán lẻ CPG (hàng tiêu dùng đóng gói) luôn phải đối mặt với một trận chiến liên tục cho thị phần và không gian kệ bán lẻ. Giá bán là một vũ khí quan trọng trong trận chiến này và các công ty CPG có thể dựa vào các giải pháp logistics để tạo ra lợi thế chi phí. Dưới đây là một số lựa chọn chiến lược logistics để giúp các nhà sản xuất CPG giảm chi phí trong chuỗi cung ứng.
Không qua khâu trung gian
Các nhà sản xuất CPG sẽ tiết kiệm được chi phí khi họ không sử dụng nhà kho để phân phối hàng hóa mà vận chuyển thẳng các lô hàng phù hợp tới mạng lưới bán lẻ. Nhờ đó, nhà sản xuất CPG giảm thiểu được chi phí vận chuyển, lưu kho. Chiến lược này cũng giúp nhà bán lẻ có được sản phẩm nhanh hơn với mức giá thấp hơn từ nhà sản xuất.
Chiến lược này dựa trên nguyên tắc giảm số khâu vận động trong chuỗi cung ứng để làm giảm tổng chi phí và chi phí bình quân trên một đơn vị hàng hóa đầu ra, tạo điều kiện cho mức giá bán lẻ cuối cùng cạnh tranh tốt hơn. Khảo sát từ 1 nhà máy sản xuất sữa tươi cho thấy, nếu nhà máy vận chuyển 400 đơn hàng mỗi ngày, trong đó có 25% số đơn hàng được giao trực tiếp thì tiết kiệm khoảng 750.000 đô la.
Sử dụng hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển
Theo thống kê, Việt Nam có 49 triệu người kết nối mạng internet với khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến. Hình thức mua này có mức tăng trưởng gần 20%/năm. Do đó, tỷ lệ các đơn đặt hàng trực tuyến từ người tiêu dùng tới các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang tăng lên và chiếm một phần doanh thu không nhỏ bên cạnh mảng bán lẻ truyền thống. Với nhóm các đơn hàng này cần cân nhắc sử dụng hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển (drop shop).
Sau khi nhà bán lẻ nhận đơn hàng, họ sẽ liên hệ với nhà sản xuất cho phép drop shipping để thương lượng mức giá bán sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ tiến hành xử lý đơn hàng, đóng gói, giao hàng cho người mua dưới thông tin của nhà bán lẻ để duy trì thương hiệu của nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ được hưởng phần lợi nhuận từ chiết khấu đã thương lượng với nhà cung cấp. Mọi hoạt động xử lý hàng hóa và hoàn tất đơn hàng đều do nhà sản xuất thực hiện. Sự khác biệt lớn nhất giữa drop shipping và các mô hình bán lẻ khác là doanh nghiệp bán lẻ không cần lưu kho hàng hóa, họ tham gia vào vận hành các giao dịch trực tuyến mà không cần sở hữu sản phẩm, kho hàng, lưu trữ tồn kho và vận chuyển.
Phương pháp này cho phép giảm số khâu vận động của sản phẩm, giảm thiệt hại từ số lần bốc dỡ, khoảng cách di chuyển, thời gian xử lý đơn hàng. Tuy nhiên, nhà máy phải trở thành kho chứa để tích lũy đủ lô hàng cho bán lẻ. Họ cũng cần không gian và địa điểm để duy trì khối lượng lớn sản phẩm, hệ thống quản lý vận chuyển và các hãng vận tải linh hoạt. Sự tiết kiệm trong chiến lược này không chỉ là lợi ích của bán lẻ mà còn cho cả các nhà sản xuất CPG, do họ tránh được vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và xử lý các chi phí khác.
Thiết kế bao bì đóng gói dựa vào nhu cầu logistics và vận tải
Chi phí tổng thể của bao bì thay đổi rất nhiều bởi sản phẩm và ứng dụng, nhưng nó thường chiếm 10% - 30% giá vốn hàng bán. Tiết kiệm chi phí bao bì là một chiến lược đầu tư lâu dài với chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng đóng gói. Để có được các thiết kế bao bì hợp lý, các chuyên gia logistics cần tham dự vào khâu thiết kế bao bì. Trước đây, các quyết định đóng gói tại các công ty sản xuất CPG thường giao cho bộ phận bán hàng và marketing. Điều này có thể làm tăng tổng chi phí đóng gói do thiếu hiệu quả ở giai đoạn cuối cùng là lắp ráp và giao hàng. Bao bì hiệu quả không chỉ cần bắt mắt, nó cần thiết thực. Để tránh sự lãng phí ở khâu sử dụng, các tính toán về bốc xếp và chuyên chở cần được chú ý ngay ở khâu thiết kế đóng gói. Theo tính toán, những thay đổi này có thể tiết kiệm được 17% – 20% cho chi phí thành phẩm.
Cũng cần có thiết kế bao bì riêng cho các sản phẩm bán online vì loại bao bì dùng cho sản phẩm cần trưng bày tại các cửa hàng truyền thống trở nên rất lãng phí trong thương mại điện tử. Chi phí phát sinh do bao bì không thích ứng trong thương mại điện tử thường chiếm tới 20% tổng chi phí đóng gói của công ty, điều này làm tổn hại đến lợi nhuận. Các gói hàng thương mại điện tử phải di chuyển qua nhiều điểm tiếp xúc trên đường đến người tiêu dùng và không đòi hỏi các thiết kế trình bày và minh họa như trong bán lẻ truyền thống. Tỷ lệ trả lại hàng trong thương mại điện tử khá cao chiếm tới 20% - 30%. Do đó với các sản phẩm trực tuyến cần phải có những thiết kế bao bì mới để tận dụng các cơ hội tiết kiệm.
Sử dụng crossdocking
Khi nhà sản xuất CPG phải phân phối qua khâu trung gian, thì Cross docking là một ứng dụng hữu hiệu. Cross docking là việc chuyển giao hàng hóa và vật liệu từ một phương tiện vận tải đầu vào sang một phương tiện vận tải đầu ra mà không có quá trình nhập kho hay lưu trữ hàng hóa. Crossdocking tạo ra một khoản tiết kiệm lớn từ việc loại trừ lưu kho hàng hóa, vì vậy, không phải vận tải đến khu vực lưu trữ, không có tổn thất hàng hóa lưu kho. Các chi phí bảo quản, xử lý hàng tồn kho được loại trừ hoặc giảm đáng kể. Crossdocking cũng giúp cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua việc đẩy nhanh tiến trình giao hàng cho khách. Các nhà sản xuất, chịu trách nhiệm rất lớn trong việc khiến cho hoạt động crossdocking tại trung tâm phân phối thành công.
Cộng tác với các nhà bán lẻ và các đối tác 3PL
Vận tải hợp nhất là một chiến lược kết hợp vận chuyển LTL từ các công ty khác nhau di chuyển đến cùng một địa điểm để tận dụng tỷ lệ tải trọng chi phí thấp hơn. Hiện tại, có rất ít sự phối hợp giữa những đơn hàng đặt từ phía nhà bán lẻ trong các chuỗi cung ứng hàng hóa. Họ gọi mù tạt, nước sốt cà chua và dưa chuột từ một loạt các nhà cung cấp khác nhau và trả phí vận chuyển LTL cho các đơn hàng nhỏ, trong khi các lô hàng này đi song song trên cùng 1 tuyến đường để đến DC. Nếu các nhà bán lẻ sử dụng các đơn vị 3PL trong quản lý dự trữ và mua, 3PL sẽ kết hợp các đơn hàng từ nhiều nhà cung cấp theo 1 chuyến hàng lớn. Do đó tăng quy mô vận chuyển để sử dụng vận tải FTL và giảm chi phí vận chuyển đơn vị. Đối với các nhà sản xuất CPG nhỏ và vừa, có phạm vi thị trường hẹp tại một khu vực có thể hợp tác với một số nhà bán lẻ trong cùng khu vực để kết hợp các đơn hàng với nhau, nhờ đó có thể vận chuyển trực tiếp hàng hóa cho các nhà bán lẻ với các chuyến hàng FTL.
Nguồn: Vietnam Logistics Review
Không qua khâu trung gian
Các nhà sản xuất CPG sẽ tiết kiệm được chi phí khi họ không sử dụng nhà kho để phân phối hàng hóa mà vận chuyển thẳng các lô hàng phù hợp tới mạng lưới bán lẻ. Nhờ đó, nhà sản xuất CPG giảm thiểu được chi phí vận chuyển, lưu kho. Chiến lược này cũng giúp nhà bán lẻ có được sản phẩm nhanh hơn với mức giá thấp hơn từ nhà sản xuất.
Chiến lược này dựa trên nguyên tắc giảm số khâu vận động trong chuỗi cung ứng để làm giảm tổng chi phí và chi phí bình quân trên một đơn vị hàng hóa đầu ra, tạo điều kiện cho mức giá bán lẻ cuối cùng cạnh tranh tốt hơn. Khảo sát từ 1 nhà máy sản xuất sữa tươi cho thấy, nếu nhà máy vận chuyển 400 đơn hàng mỗi ngày, trong đó có 25% số đơn hàng được giao trực tiếp thì tiết kiệm khoảng 750.000 đô la.
Sử dụng hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển
Theo thống kê, Việt Nam có 49 triệu người kết nối mạng internet với khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến. Hình thức mua này có mức tăng trưởng gần 20%/năm. Do đó, tỷ lệ các đơn đặt hàng trực tuyến từ người tiêu dùng tới các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang tăng lên và chiếm một phần doanh thu không nhỏ bên cạnh mảng bán lẻ truyền thống. Với nhóm các đơn hàng này cần cân nhắc sử dụng hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển (drop shop).
Sau khi nhà bán lẻ nhận đơn hàng, họ sẽ liên hệ với nhà sản xuất cho phép drop shipping để thương lượng mức giá bán sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ tiến hành xử lý đơn hàng, đóng gói, giao hàng cho người mua dưới thông tin của nhà bán lẻ để duy trì thương hiệu của nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ được hưởng phần lợi nhuận từ chiết khấu đã thương lượng với nhà cung cấp. Mọi hoạt động xử lý hàng hóa và hoàn tất đơn hàng đều do nhà sản xuất thực hiện. Sự khác biệt lớn nhất giữa drop shipping và các mô hình bán lẻ khác là doanh nghiệp bán lẻ không cần lưu kho hàng hóa, họ tham gia vào vận hành các giao dịch trực tuyến mà không cần sở hữu sản phẩm, kho hàng, lưu trữ tồn kho và vận chuyển.
Phương pháp này cho phép giảm số khâu vận động của sản phẩm, giảm thiệt hại từ số lần bốc dỡ, khoảng cách di chuyển, thời gian xử lý đơn hàng. Tuy nhiên, nhà máy phải trở thành kho chứa để tích lũy đủ lô hàng cho bán lẻ. Họ cũng cần không gian và địa điểm để duy trì khối lượng lớn sản phẩm, hệ thống quản lý vận chuyển và các hãng vận tải linh hoạt. Sự tiết kiệm trong chiến lược này không chỉ là lợi ích của bán lẻ mà còn cho cả các nhà sản xuất CPG, do họ tránh được vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và xử lý các chi phí khác.
Thiết kế bao bì đóng gói dựa vào nhu cầu logistics và vận tải
Chi phí tổng thể của bao bì thay đổi rất nhiều bởi sản phẩm và ứng dụng, nhưng nó thường chiếm 10% - 30% giá vốn hàng bán. Tiết kiệm chi phí bao bì là một chiến lược đầu tư lâu dài với chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng đóng gói. Để có được các thiết kế bao bì hợp lý, các chuyên gia logistics cần tham dự vào khâu thiết kế bao bì. Trước đây, các quyết định đóng gói tại các công ty sản xuất CPG thường giao cho bộ phận bán hàng và marketing. Điều này có thể làm tăng tổng chi phí đóng gói do thiếu hiệu quả ở giai đoạn cuối cùng là lắp ráp và giao hàng. Bao bì hiệu quả không chỉ cần bắt mắt, nó cần thiết thực. Để tránh sự lãng phí ở khâu sử dụng, các tính toán về bốc xếp và chuyên chở cần được chú ý ngay ở khâu thiết kế đóng gói. Theo tính toán, những thay đổi này có thể tiết kiệm được 17% – 20% cho chi phí thành phẩm.
Cũng cần có thiết kế bao bì riêng cho các sản phẩm bán online vì loại bao bì dùng cho sản phẩm cần trưng bày tại các cửa hàng truyền thống trở nên rất lãng phí trong thương mại điện tử. Chi phí phát sinh do bao bì không thích ứng trong thương mại điện tử thường chiếm tới 20% tổng chi phí đóng gói của công ty, điều này làm tổn hại đến lợi nhuận. Các gói hàng thương mại điện tử phải di chuyển qua nhiều điểm tiếp xúc trên đường đến người tiêu dùng và không đòi hỏi các thiết kế trình bày và minh họa như trong bán lẻ truyền thống. Tỷ lệ trả lại hàng trong thương mại điện tử khá cao chiếm tới 20% - 30%. Do đó với các sản phẩm trực tuyến cần phải có những thiết kế bao bì mới để tận dụng các cơ hội tiết kiệm.
Sử dụng crossdocking
Khi nhà sản xuất CPG phải phân phối qua khâu trung gian, thì Cross docking là một ứng dụng hữu hiệu. Cross docking là việc chuyển giao hàng hóa và vật liệu từ một phương tiện vận tải đầu vào sang một phương tiện vận tải đầu ra mà không có quá trình nhập kho hay lưu trữ hàng hóa. Crossdocking tạo ra một khoản tiết kiệm lớn từ việc loại trừ lưu kho hàng hóa, vì vậy, không phải vận tải đến khu vực lưu trữ, không có tổn thất hàng hóa lưu kho. Các chi phí bảo quản, xử lý hàng tồn kho được loại trừ hoặc giảm đáng kể. Crossdocking cũng giúp cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua việc đẩy nhanh tiến trình giao hàng cho khách. Các nhà sản xuất, chịu trách nhiệm rất lớn trong việc khiến cho hoạt động crossdocking tại trung tâm phân phối thành công.
Cộng tác với các nhà bán lẻ và các đối tác 3PL
Vận tải hợp nhất là một chiến lược kết hợp vận chuyển LTL từ các công ty khác nhau di chuyển đến cùng một địa điểm để tận dụng tỷ lệ tải trọng chi phí thấp hơn. Hiện tại, có rất ít sự phối hợp giữa những đơn hàng đặt từ phía nhà bán lẻ trong các chuỗi cung ứng hàng hóa. Họ gọi mù tạt, nước sốt cà chua và dưa chuột từ một loạt các nhà cung cấp khác nhau và trả phí vận chuyển LTL cho các đơn hàng nhỏ, trong khi các lô hàng này đi song song trên cùng 1 tuyến đường để đến DC. Nếu các nhà bán lẻ sử dụng các đơn vị 3PL trong quản lý dự trữ và mua, 3PL sẽ kết hợp các đơn hàng từ nhiều nhà cung cấp theo 1 chuyến hàng lớn. Do đó tăng quy mô vận chuyển để sử dụng vận tải FTL và giảm chi phí vận chuyển đơn vị. Đối với các nhà sản xuất CPG nhỏ và vừa, có phạm vi thị trường hẹp tại một khu vực có thể hợp tác với một số nhà bán lẻ trong cùng khu vực để kết hợp các đơn hàng với nhau, nhờ đó có thể vận chuyển trực tiếp hàng hóa cho các nhà bán lẻ với các chuyến hàng FTL.
Nguồn: Vietnam Logistics Review