[#SNP_SPOTLIGHT] Lợi nhuận của các hãng tàu đạt kỷ lục 115 - 120 tỷ đô trong năm 2021.
04/03/2022
10 hãng tàu container hàng đầu được niêm yết cổ phiếu công khai đang trên đà kiếm được lợi nhuận kỷ lục từ 115 tỷ đến 120 tỷ USD vào năm 2021, một mức lợi nhuận có thể thay đổi cấu trúc của ngành khi những khoản thu nhập đó được tái đầu tư, nhà cung cấp thông tin vận tải Alphaliner cho biết ngày 1/12.
“10 hãng tàu này đã kiếm được gần 80 tỷ đô la trước lãi suất trong 9 tháng đầu năm, và sự xuất hiện của biến chủng Omicron có thể đẩy dự báo này lên cao hơn nữa”, theo Alphaliner
Các hãng tàu của Đài Loan đạt lợi nhuận lớn nhất nhờ hoạt động chính trên tuyến hàng hải xuyên Thái Bình Dương. Evergreen vận hành 34% đội tàu của mình tại tại tuyến hàng hải này đã báo cáo doanh thu trước lợi nhuận chiếm 67% doanh thu trong quý 3 năm 2021, tiếp theo là Yang Ming ở mức 66% và Wan Hai là 61,5%, theo Alphaliner.
Hệ quả của tình trạng thiếu rỗng trên toàn thế giới đã liên tục thách thức các dự báo từ những người trong cuộc về việc kết thúc tình trạng này sau Tết Nguyên Đán 2021, theo Alphaliner.
Các hãng tàu container lớn nhất vận hành các đội tàu của họ trên các tuyến vận tàu ngoài tuyến Thái Bình Dương và có mức độ phụ thuộc thấp hơn vào thị trường giao ngay. Hãng tàu Hapag-Lloyd của Đức thông báo doanh thu trước lãi quý III chiếm 46,5% doanh thu trong khi chỉ phân bổ 12% năng lực đội tàu tại hành lang thương mại Châu Á – Bắc Mỹ. Hãng tàu Maersk có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch cũng có được con số tương tự là 46,1% và chỉ đưa vào 15% đội tàu tại tuyến hàng hải này.
Hãng tàu lớn thứ 2 thế giới sau Maersk, MSC có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ không công khai báo cáo tài chính năm 2021.
Các hãng tàu đang dùng các khoản thu kỉ lục để theo đuổi các mục tiêu chiến lược khác nhau. Evergreen và MSC tập trung vào mở rộng năng lực đội tàu, trong đó MSC đạt mục tiêu thay thế Maersk ở vị trí hãng tàu container lớn nhất thế giới khi các đơn đặt đóng mới của hãng hạ thủy trong tương lai. Hapag-Lloyd và hãng tàu của Pháp CMA CGM hướng tới hoàn thành thanh toán các khoản nợ trong khi Maersk đang lấn sân sang phát triển logistics đường bộ.
Ở Hàn Quốc, hãng tàu HMM sẽ sử dụng doanh thu đạt được trong năm 2021 để tiến tới tư nhân hóa trong năm 2022. Theo Alphaliner, doanh nghiệp mua lại hãng tàu nhiều khả năng sẽ là 1 tập đoàn tư nhân trong nước thay vì 1 doanh nghiệp nước ngoài.
“Chính phủ Hàn Quốc đã tiếp quản HMM, vốn có tên là Hyundai Merchant Marine, và cứu hãng tàu này khỏi tình trạng phá sản năm 2016”. Theo Alphaliner, HMM đang nhắm tới việc gia nhập vào nhóm các siêu hãng tàu với năng lực chuyên chở trên 1 triệu TEU.
Nguồn : spglobal.com
Các hãng tàu của Đài Loan đạt lợi nhuận lớn nhất nhờ hoạt động chính trên tuyến hàng hải xuyên Thái Bình Dương. Evergreen vận hành 34% đội tàu của mình tại tại tuyến hàng hải này đã báo cáo doanh thu trước lợi nhuận chiếm 67% doanh thu trong quý 3 năm 2021, tiếp theo là Yang Ming ở mức 66% và Wan Hai là 61,5%, theo Alphaliner.
Hệ quả của tình trạng thiếu rỗng trên toàn thế giới đã liên tục thách thức các dự báo từ những người trong cuộc về việc kết thúc tình trạng này sau Tết Nguyên Đán 2021, theo Alphaliner.
Các hãng tàu container lớn nhất vận hành các đội tàu của họ trên các tuyến vận tàu ngoài tuyến Thái Bình Dương và có mức độ phụ thuộc thấp hơn vào thị trường giao ngay. Hãng tàu Hapag-Lloyd của Đức thông báo doanh thu trước lãi quý III chiếm 46,5% doanh thu trong khi chỉ phân bổ 12% năng lực đội tàu tại hành lang thương mại Châu Á – Bắc Mỹ. Hãng tàu Maersk có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch cũng có được con số tương tự là 46,1% và chỉ đưa vào 15% đội tàu tại tuyến hàng hải này.
Hãng tàu lớn thứ 2 thế giới sau Maersk, MSC có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ không công khai báo cáo tài chính năm 2021.
Các hãng tàu đang dùng các khoản thu kỉ lục để theo đuổi các mục tiêu chiến lược khác nhau. Evergreen và MSC tập trung vào mở rộng năng lực đội tàu, trong đó MSC đạt mục tiêu thay thế Maersk ở vị trí hãng tàu container lớn nhất thế giới khi các đơn đặt đóng mới của hãng hạ thủy trong tương lai. Hapag-Lloyd và hãng tàu của Pháp CMA CGM hướng tới hoàn thành thanh toán các khoản nợ trong khi Maersk đang lấn sân sang phát triển logistics đường bộ.
Ở Hàn Quốc, hãng tàu HMM sẽ sử dụng doanh thu đạt được trong năm 2021 để tiến tới tư nhân hóa trong năm 2022. Theo Alphaliner, doanh nghiệp mua lại hãng tàu nhiều khả năng sẽ là 1 tập đoàn tư nhân trong nước thay vì 1 doanh nghiệp nước ngoài.
“Chính phủ Hàn Quốc đã tiếp quản HMM, vốn có tên là Hyundai Merchant Marine, và cứu hãng tàu này khỏi tình trạng phá sản năm 2016”. Theo Alphaliner, HMM đang nhắm tới việc gia nhập vào nhóm các siêu hãng tàu với năng lực chuyên chở trên 1 triệu TEU.
Nguồn : spglobal.com