Cảng Tân Cảng - Cát Lái đạt "Giải thưởng Cảng xanh" của APEC
29/01/2018
Ngày 29.1.2018, Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN) đã gửi thư thông báo cho Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) về việc Cảng Tân Cảng -Cát Lái thuộc TCSG đã được Hội đồng bình chọn đạt Giải thưởng Cảng Xanh của APEC vì đã đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống Cảng Xanh (GPAS) sau khi Hội đồng xem xét Hồ sơ tham dự giải trong năm 2017.
Chương trình Hệ thống Cảng Xanh (GPAS) là một hệ thống đánh giá các tiêu chí về cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch… cho các cảng trong khu vực APEC do Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN) phát triển. Nó thể hiện một phần không thể thiếu trong những nỗ lực không ngừng của APSN nhằm thúc đẩy sự phát triển Cảng xanh của ngành cảng APEC. Lấy cảm hứng từ Ecoports ở Châu Âu và Green Marine ở Bắc Mỹ, GPAS được thiết kế như một hệ thống đánh giá. Tuy nhiên, nó đã được phát triển khác với Ecoports và Green Marine để phù hợp với tất cả các cảng trong khu vực APEC.
Kể từ năm 2011, APSN đã tiến hành hai vòng thử nghiệm các chương trình để kiểm tra kế hoạch đánh giá, lập Kế hoạch thực hiện và thành lập Tổ chuyên gia cảng để đánh giá các Hồ sơ năng lực ứng dụng các tiêu chí Cảng xanh của các ứng viên. Năm 2016, GPAS chính thức ra mắt. Các ứng viên cho GPAS có thể là nhà khai thác cảng hoặc chính Quyền Cảng- các công ty và tổ chức đang triển khai các chương trình xanh để cải thiện tính bền vững môi trường trong hoạt động của họ trong hai năm trở lại đây.
Mục tiêu của GPAS là khuyến khích sự phát triển xanh và bền vững trong các ngành cảng và liên quan đến Cảng. Đặc biệt, nó nhằm mục đích cung cấp một nền tảng để chia sẻ các thực tiễn tốt nhất giữa các cảng trong khu vực APEC, để nâng cao hồ sơ của các cảng cam kết sẽ thực hiện các chương trình đảm bảo phát triển Cảng xanh và nâng cao năng lực phát triển bền vững.
APSN đã trao thưởng lần đầu tiên cho các Cảng được khen thưởng về Cảng xanh trong Năm 2016 gồm: Cảng Bangkok- Thái Lan; Cảng Jurong, Singapore; Cảng Ningbo Zhoushan, Trung Quốc; Port Klang, Malaysia; Cảng Singapore; Cảng Tanjung Pelepas, Malaysia; Cảng Qinhuangdao –Chi nhánh Cảng số 6, Trung Quốc.
Trong năm 2017, giải thưởng được xét muộn hơn và do vậy đến đầu năm 2018 mới có kết quả từ Ban tổ chức. Cùng với Cảng Tân Cảng- Cát Lái, Các Cảng đáp ứng các tiêu chí của GPAS trong năm 2017 gồm có Cảng Johor Port và Cảng Bintulu (Malaysia), Cảng Container Chiwan và Cảng Container Shekou (Trung Quốc), Cảng Batangas ( Philippines), PSA (Singapore).
Giải thưởng Cảng xanh là ghi nhận của Cộng đồng Cảng APEC về những nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên TCSG trong những năm qua về việc không ngừng đổi mới trang thiết bị sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên, liên tục mở các lớp đào tạo nâng cao ý thức của người lao động về bảo vệ mội trường, phát triển cảng bền vững. Từ năm 2012 đến 2015, TCSG đã tham gia dự án thực hiện bởi Cơ quan hợp tác quốc tế của Đức (GIZ) về “Phát triển cảng bền vững trong khu vực ASEAN”. Mục tiêu chính của dự án là nâng cao việc quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường của các cảng trong khu vực ASEAN qua đó duy trì chất lượng và tính bền vững trong việc quản lý an toàn, môi trường.
Cảng đã có nhiều sáng kiến trong cải tạo các trang thiết bị chuyển từ chạy dầu sang sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, có nhiều giải pháp giảm bụi trong không khí và giảm tiếng ồn, tiến hành trồng cây xanh dọc tuyến bến tàu và đường giao thông nội bộ nhằm tạo cảnh quan cho khu cảng đồng thời cải thiện môi trường không khí xung quanh, hệ thống thu gom xử lý nước thải đặc biệt tại các cơ sở sửa chữa trang thiết bị và container… Đặc biệt TCSG hết sức chú trọng các chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên về công tác bảo vệ môi trường trogn vận hành sản xuất, các tổ chức quần chúng như Công Đoàn, đoàn thanh niên phụ nữ cũng có nhiều chương trình hành động bảo vệ mội trường xanh, sạch, đẹp.
Giải thưởng Cảng xanh là tin vui đầu năm 2018 đối với TCSG, là nguồn cổ vũ và động viên khích lệ đối với cán bộ công nhân viên Cảng song cũng đặt ra các yêu cầu nhiệm vụ của việc đảm bảo cam kết phát triển cảng xanh bền vững. Các cảng khác thuộc hệ thống TCSG cũng đang nỗ lực cao nhất trong công tác phát triển cảng xanh và là các ứng viên tiềm năng của giải thưởng GPAS của APSN trong thời gian tới.
Kể từ năm 2011, APSN đã tiến hành hai vòng thử nghiệm các chương trình để kiểm tra kế hoạch đánh giá, lập Kế hoạch thực hiện và thành lập Tổ chuyên gia cảng để đánh giá các Hồ sơ năng lực ứng dụng các tiêu chí Cảng xanh của các ứng viên. Năm 2016, GPAS chính thức ra mắt. Các ứng viên cho GPAS có thể là nhà khai thác cảng hoặc chính Quyền Cảng- các công ty và tổ chức đang triển khai các chương trình xanh để cải thiện tính bền vững môi trường trong hoạt động của họ trong hai năm trở lại đây.
Mục tiêu của GPAS là khuyến khích sự phát triển xanh và bền vững trong các ngành cảng và liên quan đến Cảng. Đặc biệt, nó nhằm mục đích cung cấp một nền tảng để chia sẻ các thực tiễn tốt nhất giữa các cảng trong khu vực APEC, để nâng cao hồ sơ của các cảng cam kết sẽ thực hiện các chương trình đảm bảo phát triển Cảng xanh và nâng cao năng lực phát triển bền vững.
APSN đã trao thưởng lần đầu tiên cho các Cảng được khen thưởng về Cảng xanh trong Năm 2016 gồm: Cảng Bangkok- Thái Lan; Cảng Jurong, Singapore; Cảng Ningbo Zhoushan, Trung Quốc; Port Klang, Malaysia; Cảng Singapore; Cảng Tanjung Pelepas, Malaysia; Cảng Qinhuangdao –Chi nhánh Cảng số 6, Trung Quốc.
Trong năm 2017, giải thưởng được xét muộn hơn và do vậy đến đầu năm 2018 mới có kết quả từ Ban tổ chức. Cùng với Cảng Tân Cảng- Cát Lái, Các Cảng đáp ứng các tiêu chí của GPAS trong năm 2017 gồm có Cảng Johor Port và Cảng Bintulu (Malaysia), Cảng Container Chiwan và Cảng Container Shekou (Trung Quốc), Cảng Batangas ( Philippines), PSA (Singapore).
Giải thưởng Cảng xanh là ghi nhận của Cộng đồng Cảng APEC về những nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên TCSG trong những năm qua về việc không ngừng đổi mới trang thiết bị sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên, liên tục mở các lớp đào tạo nâng cao ý thức của người lao động về bảo vệ mội trường, phát triển cảng bền vững. Từ năm 2012 đến 2015, TCSG đã tham gia dự án thực hiện bởi Cơ quan hợp tác quốc tế của Đức (GIZ) về “Phát triển cảng bền vững trong khu vực ASEAN”. Mục tiêu chính của dự án là nâng cao việc quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường của các cảng trong khu vực ASEAN qua đó duy trì chất lượng và tính bền vững trong việc quản lý an toàn, môi trường.
Cảng đã có nhiều sáng kiến trong cải tạo các trang thiết bị chuyển từ chạy dầu sang sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, có nhiều giải pháp giảm bụi trong không khí và giảm tiếng ồn, tiến hành trồng cây xanh dọc tuyến bến tàu và đường giao thông nội bộ nhằm tạo cảnh quan cho khu cảng đồng thời cải thiện môi trường không khí xung quanh, hệ thống thu gom xử lý nước thải đặc biệt tại các cơ sở sửa chữa trang thiết bị và container… Đặc biệt TCSG hết sức chú trọng các chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên về công tác bảo vệ môi trường trogn vận hành sản xuất, các tổ chức quần chúng như Công Đoàn, đoàn thanh niên phụ nữ cũng có nhiều chương trình hành động bảo vệ mội trường xanh, sạch, đẹp.
Giải thưởng Cảng xanh là tin vui đầu năm 2018 đối với TCSG, là nguồn cổ vũ và động viên khích lệ đối với cán bộ công nhân viên Cảng song cũng đặt ra các yêu cầu nhiệm vụ của việc đảm bảo cam kết phát triển cảng xanh bền vững. Các cảng khác thuộc hệ thống TCSG cũng đang nỗ lực cao nhất trong công tác phát triển cảng xanh và là các ứng viên tiềm năng của giải thưởng GPAS của APSN trong thời gian tới.