Hoạt động kinh doanh

SNP đẩy mạnh chuyển đổi số: biện pháp hữu hiệu ứng phó với dịch Covid

09/09/2020

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận tải và logistics là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành trước và trong khi dịch bệnh Covid 19 xảy ra với diễn biến phức tạp, bất ngờ.

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh, ảnh hưởng nặng nề tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cũng như hoạt động sản xuất, giao thương tại nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp.

Trước tình hình này, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) thấy đây là giai đoạn phù hợp để tiến hành và đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường tương tác với khách hàng online và thực hiện các phương pháp an toàn lao động để bảo vệ nhân viên và các chiến lược xoay quanh làm việc từ xa và tự động hóa như đảm bảo an toàn trong mùa dịch; phát triển bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng; quan tâm, chia sẻ với khó khăn của khách hàng và ứng biến linh hoạt nhanh trước tình hình mới; tăng cường hoạt động digital marketing với thông điệp đơn giản, minh bạch, hướng về cộng đồng.

Một trong các biện pháp cụ thể hữu hiệu phòng chống dịch bệnh Covid 19, đảm bảo sức khỏe của người lao động (NLĐ) và các khách hàng an tâm đến làm việc tại các cơ sở TCSG là ứng dụng CNTT, khuyến khích khách hàng đăng ký thủ tục dịch vụ trên Eport và triển khai thanh toán trực tuyến qua EDO hạn chế việc di chuyển ra vào các cơ sở cảng mùa dịch Covid.


Quy trình giao hàng điện tử eDO – Electronic Delivery Order

Mặt khác, ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận tải và logistics là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành trước và trong khi dịch bệnh Covid 19 xảy ra với diễn biến phức tạp, bất ngờ. TCSG - nhà khai thác cảng và cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam đã tiên phong đi đầu ứng dụng CNTT hiện đại hóa quy trình, thủ tục giao nhận tại cảng. Với mục tiêu đó hệ thống cảng điện tử - ePort được nghiên cứu và phát triển từ năm 2016.  E-port giúp khách hàng chủ động khai báo thông tin giao nhận cho các lô hàng và đặc biệt kết nối thanh toán dịch vụ trực tuyến linh hoạt thông qua cổng Napas 24/24 với các hệ thống ngân hàng.

Hiệu quả khi triển khai ePort và EDO



E-port giúp khách hàng và hãng tàu tiết giảm các công đoạn di chuyển nhận chứng từ, quản lý giấy tờ thủ công; điện tử hóa quy trình làm việc, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ giao nhận cũng như thanh toán, giảm ách tắc giao thông khi sản lượng hàng hóa giao nhận tăng cao cũng như tiết kiệm chi phí cho khách hàng, hãng tàu và cảng và đặc biệt giảm tiếp xúc trực tiếp trong quá trình làm việc.


Thống kê HT đã triển khai eDO tính đến tháng 7/2020 tại Cảng TCCL

Tiếp nối thành công của ePort, việc triển khai lệnh giao hàng điện tử  eDO giúp cho quá trình nhận hàng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đây có thể nói là một quá trình TCSG nâng cao chất lượng phục vụ của mình với khách hàng. Việc triển khai số hóa chứng từ vận tải, cụ thể là lệnh giao hàng điện tử (eDO) nhanh chóng, an toàn bảo mật với các hãng tàu, khách hàng xuất nhập khẩu, kết nối dữ liệu trực tuyến, thông suốt giữa ePort của TCSG và eDO của các hãng tàu đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn, giúp tiết kiệm về thời gian, lao động và đặc biệt tránh nhiều rủi ro trong việc giao nhận và kiểm soát giao dịch. Phạm vi áp dụng ban đầu cho cảng Tân Cảng Cát Lái, đến nay đã thực hiện cho các cơ sở cảng trong hệ thống TCSG, bao gồm: cảng Tân Cảng Cái Mép Thị Vải (TCTT), cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT), cảng Quốc Tế Tân Cảng – HICT tại Hải Phòng.


Bảng so sánh sản lượng giao hàng truyền thống (DO) và điện tử (eDO) tại TCCL

Loại bỏ lệnh giao hàng thủ công và thay đổi tập quán trong giao nhận hàng hóa, góp phần thực hiện thành công giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí sản xuất cho doanh nghiệp XNK, cho hãng tàu và cảng, chi phí chung cho xã hôi, hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ giao thông trong và ngoài khu vực cảng Cát Lái. Đặc biệt, hiệu quả khi giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc giao dịch khi dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trên toàn thế giới. TCSG là một trong những điểm sáng tiên phong việc ứng dụng ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0, hiện đại hóa quy trình sản xuất, thủ tục, có sức lan tỏa mạnh mẽ đến tiến trình hiện đại hóa các Cảng biển tại Việt Nam. Thành công của ePort, eDO tại TCSG góp phần tích cực cho việc triển khai giải pháp nền tảng công nghệ cho dịch vụ logistics phục vụ hiệu quả cho việc trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan, giảm thiểu lượng giấy sử dụng trong giao nhận, góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhanh lộ trình xây dựng nền kinh tế số và xã hội số của Việt Nam, hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành logistics Việt Nam và Thế giới.

(SNP)