Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc tại cảng Tân Cảng - Cái Cui
09/07/2022
Tối 9/7, tại TP. Cần Thơ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc tại cảng Tân Cảng - Cái Cui thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
Hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại các tỉnh phía Nam, nhân dịp chủ trì Hội nghị tổng kết về phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại TP HCM vào ngày 9/7.
Cùng tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Lê Quang Mạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ; đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 cùng các thành viên trong đoàn công tác.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát thực địa, nghe báo cáo tình hình hoạt động, động viên, tặng quà cán bộ, người lao động tại cảng Tân Cảng – Cái Cui, thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Nhằm đảm bảo tiến độ làm việc và nắm bát được tình hình phát triển, vận hành tại cảng cùng những khó khăn, vướng mắc cần xử lý.
Cùng tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Lê Quang Mạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ; đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 cùng các thành viên trong đoàn công tác.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát thực địa, nghe báo cáo tình hình hoạt động, động viên, tặng quà cán bộ, người lao động tại cảng Tân Cảng – Cái Cui, thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Nhằm đảm bảo tiến độ làm việc và nắm bát được tình hình phát triển, vận hành tại cảng cùng những khó khăn, vướng mắc cần xử lý.
Hình 1 – Cán bộ, người lao động cảng Tân Cảng – Cái Cui chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính
Đại diện Tân Cảng Sài Gòn báo cáo với Thủ tướng kết quả sản xuất kinh doanh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Tân Cảng Sài Gòn đang quản lý, khai thác hệ thống 5 cảng, gồm: Cảng Tân Cảng – Cái Cui, cảng Tân Cảng – Thốt Nốt, cảng Tân Cảng – Sa Đéc, cảng Tân Cảng – Cao Lãnh và cảng Tân Cảng – Giao Long, hiện chiếm 65 đến 70% tổng sản lượng container thông qua các cảng tại khu vực ĐBSCL. Sở hữu đội sà lan tự hành trên 120 chiếc trải dài Bắc, Trung, Nam, đủ sức vận chuyển hàng hóa thông qua đường thủy nội địa, chiếm ~70% thị phần khu vực ĐBSCL và 50% thị phần vận chuyển sà lan tuyến Campuchia.
Trong đó, cảng Tân Cảng – Cái Cui là cảng container đầu tiên tại khu vực ĐBSCL, cũng là cảng lớn nhất của ĐBSCL – được TCT Tân Cảng Sài Gòn đầu tư vào năm 2016. Sở hữu 180m cầu bến, có thể đón được kích cỡ tàu 20.000 tấn giảm tải với thiết bị phục vụ xếp dỡ hiện đại, cảng Tân Cảng – Cái Cui hiện cung cấp dịch vụ logistics "door to door" đi quốc tế với các tuyến: Cần Thơ – Phnôm Pênh, Sihanoukville Campuchia hoặc Cần Thơ đi cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) sang Lào.
Cảng Tân Cảng – Cái Cui có tiềm năng phát triển thành trung tâm logistics, là đầu mối tập kết hàng hóa trong khu vực với lợi thế về chi phí, giảm áp lực cho vận tải đường bộ, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế TP Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung, đặc biệt khi ĐBSCL là vùng có lượng hàng hóa xuất khẩu vô cùng lớn. Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thủy sản, nông nghiệp trong xuất nhập khẩu.
Hình 2 – Đại diện cảng Tân Cảng – Cái Cui báo cáo Thủ tướng chiến lược phát triển kinh tế tại khu vực DDBSCL và cảng Tân Cảng – Cái Cui
Trên cơ sở đó, đại diện Tân Cảng Sài Gòn đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện, quan tâm, chỉ đạo công tác nạo vét, duy tu luồng sông Hậu đảm bảo đón được tàu 10.000 DWT, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực ĐBSCL; cho triển khai cơ chế Khu vực thương mại tự do tại khu vực để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thông quan; thiếp lập hệ thống như: Cảng Cửa khẩu - Khu vực thương mại tự do, trung tâm phân phối, dịch vụ logistics - khu công nghiệp; đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho triển khai tuyến vận tải Đồng bằng sông Cửu Long - Bà Rịa Vũng Tàu; đề nghị UBND TP Cần Thơ quy hoạch, xây dựng Trung tâm Dịch vụ Logistic, Trung tâm phân phối hậu cảng Tân Cảng – Cái Cui với quy mô lớn.
ĐBSCL là vựa nông sản lớn nhất cả nước, đóng góp tới 95% kim ngạch xuất khẩu gạo, hơn 70% lượng trái cây xuất khẩu và tới 65% lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước, đóng góp ~31,37% GDP ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, 80% hàng hóa xuất nhập khẩu phải trung chuyển qua cảng Tân Cảng - Cát Lái ở TP HCM và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu, do cơ sở hạ tầng logistics tại vùng ĐBSCL còn chưa được đầu tư nhiều, đặc biệt thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng… Điều này gây hạn chế về thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống logistics tại ĐBSCL là vô cùng cần thiết giúp phát triển hơn nữa ngành xuất nhập khẩu và tạo sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của vùng ĐBSCL.
Hình 3 – Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Phan Văn Giang thị sát thực tế hoạt động tại cảng Tân Cảng – Cái Cui
------Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tầm quan trọng của cảng biển với phát triển kinh tế đất nước. Các kiến nghị, đề xuất của Tân Cảng Sài Gòn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho các cơ quan chức năng, Bộ Giao thông Vận tải và TP Cần Thơ tổng hợp, báo cáo đề xuất để triển khai thực hiện, góp phần phát triển kinh tế tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển kinh tế tại khu vực, trong đó vận tải biển và đường sông hoạt động hiệu quả, yêu cầu địa phương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tại sớm có kế hoạch nạo vét luồng Quan Chánh Bố và luồng Định An.
(*Nguồn: TCSG, Mekongasean)