Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn lần thứ 6 liên tiếp đạt giải thưởng Thương Hiệu Quốc Gia
26/11/2020
Tối 25-11, Tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Văn Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tham dự và nhận danh hiệu cho Tổng công ty.
Vượt qua khó khăn, thử thách
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý, Cục Xúc tiến thương mại thực hiện, với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia uy tín về sản phẩm hàng hóa, đa dạng, phong phú về dịch vụ, tăng cường sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh - Chủ tịch hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần này đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu; giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu. "Tổng doanh thu năm 2019 của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020 đạt trên 1,4 triệu tỉ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỉ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động", ông Trần Tuấn Anh dẫn số liệu. Bộ trưởng Công Thương cho biết thêm, điểm nhấn của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020, đó là số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng với tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018 (97 doanh nghiệp). Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia cũng tăng mạnh với 39 doanh nghiệp, chiếm 31,4% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào, đó là 17 doanh nghiệp đã có 7 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008.
Tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho hay, số lượng các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục tăng nhanh qua các kỳ xét chọn, điều này thể hiện rõ niềm tin ngày càng tăng của doanh nghiệp đối với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia không thụ động đợi sóng gió đi qua, không vì khó khăn mà dừng lại, mà vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và duy trì xuất khẩu. "Vượt qua khó khăn, thử thách, các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam thể hiện mình không chỉ xuất sắc ở nhiệm vụ kinh doanh, phát triển kinh tế mà còn hoàn thành rất tốt trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng".
Doanh nghiệp ghi dấu ấn đậm nét
Là doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, Đại tá Nguyễn Văn Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) cho biết: "Đây là lần thứ 6 liên tiếp chúng tôi đạt Giải thưởng Thương hiệu quốc gia. TCSG là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trực thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, họat động tại các địa bàn kinh tế trọng điểm gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Bắc Ninh. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang quản lý, khai thác 18 cảng biển, 07 ICD và hàng ngàn phương tiện. Các cơ sở, phương tiện của TCSG đều mang tính lưỡng dụng cao, vừa SXKD hiệu quả vừa sẵn sàng làm nhiệm vụ Quân sự quốc phòng do Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân giao.
Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ rất cao làm đứt gãy thương mại quốc tế, gây ra những hệ lụy, làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động, thu nhập, lao động, việc làm bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc TCT TCSG đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị, công ty thành viên toàn hệ thống thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe người lao động, vừa đánh giá nhận định sất đúng tình hình, tích cực, chủ động đề ra các giải pháp, kịch bản chỉ tiêu phòng chống suy giảm chỉ tiêu tăng trưởng và giữ vững ổn định đơn vị, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự quốc phòng, sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn vị.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020: sản lượng thông qua toàn hệ thống đạt 9,36 triệu Teu tăng 6,3% so với năm 2019. Doanh thu toàn hệ thống trên 24.000 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2019, riêng công ty mẹ dự kiến đạt 9.648 tỷ đồng tăng 5,8% so với năm 2019; Lợi nhuận toàn hệ thống hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 0,2% so với năm 2019; tăng 5,7% so với kế hoạch 2020 riêng công ty mẹ dự kiến đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2019, tăng 10% so với kế hoạch 2020. TCSG tích cực tổ chức hoạt động công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, trách nhiệm với cộng đồng đạt hiệu quả cao, được cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương ghi nhận, đánh giá cao, tổng số tiền dân vận, xã hội từ thiện năm 2020 là 25 tỷ đồng. TCSG đang nhận phụng dưỡng suốt đời 170 Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ trên 18 tỉnh, thành phố, bình quân, tổng số tiền phụng dưỡng các Mẹ từ 19 - 39 triệu/người/năm. Năm 2020 TCSG được Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua trong phong trào thi đua Quyết thắng.
Nói về mục tiêu trong thời gian tới, Đại tá Nguyễn Văn Hạnh cho biết thêm: TCSG phấn đấu trở thành “Tập đoàn kinh tế - quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và logistics”; thực hiện sứ mệnh: “Kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, nâng tầm Thương hiệu Quốc gia, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, góp phần thực hiện thành công NQ số 36 của Đảng về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Vượt qua khó khăn, thử thách
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý, Cục Xúc tiến thương mại thực hiện, với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia uy tín về sản phẩm hàng hóa, đa dạng, phong phú về dịch vụ, tăng cường sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh - Chủ tịch hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần này đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu; giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu. "Tổng doanh thu năm 2019 của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020 đạt trên 1,4 triệu tỉ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỉ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động", ông Trần Tuấn Anh dẫn số liệu. Bộ trưởng Công Thương cho biết thêm, điểm nhấn của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020, đó là số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng với tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018 (97 doanh nghiệp). Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia cũng tăng mạnh với 39 doanh nghiệp, chiếm 31,4% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào, đó là 17 doanh nghiệp đã có 7 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008.
Tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho hay, số lượng các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục tăng nhanh qua các kỳ xét chọn, điều này thể hiện rõ niềm tin ngày càng tăng của doanh nghiệp đối với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia không thụ động đợi sóng gió đi qua, không vì khó khăn mà dừng lại, mà vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và duy trì xuất khẩu. "Vượt qua khó khăn, thử thách, các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam thể hiện mình không chỉ xuất sắc ở nhiệm vụ kinh doanh, phát triển kinh tế mà còn hoàn thành rất tốt trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng".
Doanh nghiệp ghi dấu ấn đậm nét
Là doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, Đại tá Nguyễn Văn Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) cho biết: "Đây là lần thứ 6 liên tiếp chúng tôi đạt Giải thưởng Thương hiệu quốc gia. TCSG là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trực thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, họat động tại các địa bàn kinh tế trọng điểm gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Bắc Ninh. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang quản lý, khai thác 18 cảng biển, 07 ICD và hàng ngàn phương tiện. Các cơ sở, phương tiện của TCSG đều mang tính lưỡng dụng cao, vừa SXKD hiệu quả vừa sẵn sàng làm nhiệm vụ Quân sự quốc phòng do Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân giao.
Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ rất cao làm đứt gãy thương mại quốc tế, gây ra những hệ lụy, làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động, thu nhập, lao động, việc làm bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc TCT TCSG đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị, công ty thành viên toàn hệ thống thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe người lao động, vừa đánh giá nhận định sất đúng tình hình, tích cực, chủ động đề ra các giải pháp, kịch bản chỉ tiêu phòng chống suy giảm chỉ tiêu tăng trưởng và giữ vững ổn định đơn vị, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự quốc phòng, sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn vị.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020: sản lượng thông qua toàn hệ thống đạt 9,36 triệu Teu tăng 6,3% so với năm 2019. Doanh thu toàn hệ thống trên 24.000 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2019, riêng công ty mẹ dự kiến đạt 9.648 tỷ đồng tăng 5,8% so với năm 2019; Lợi nhuận toàn hệ thống hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 0,2% so với năm 2019; tăng 5,7% so với kế hoạch 2020 riêng công ty mẹ dự kiến đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2019, tăng 10% so với kế hoạch 2020. TCSG tích cực tổ chức hoạt động công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, trách nhiệm với cộng đồng đạt hiệu quả cao, được cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương ghi nhận, đánh giá cao, tổng số tiền dân vận, xã hội từ thiện năm 2020 là 25 tỷ đồng. TCSG đang nhận phụng dưỡng suốt đời 170 Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ trên 18 tỉnh, thành phố, bình quân, tổng số tiền phụng dưỡng các Mẹ từ 19 - 39 triệu/người/năm. Năm 2020 TCSG được Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua trong phong trào thi đua Quyết thắng.
Nói về mục tiêu trong thời gian tới, Đại tá Nguyễn Văn Hạnh cho biết thêm: TCSG phấn đấu trở thành “Tập đoàn kinh tế - quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và logistics”; thực hiện sứ mệnh: “Kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, nâng tầm Thương hiệu Quốc gia, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, góp phần thực hiện thành công NQ số 36 của Đảng về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.