Tin tức chuyên ngành

Công nghệ AR trong Logistics

28/08/2018

AR – Augmented Reality Technology là công nghệ tích hợp những thông tin đầu vào (input) như âm thanh, video, đồ họa hoặc dữ liệu GPS từ máy tính tới cái nhìn thực tế của người sử dụng. AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng giúp kết nối thế giới thực và ảo.

Logistics đóng vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy kinh tế một quốc gia. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp logistics. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu công nghệ thực tế ảo tăng cường AR.

Công nghệ AR

1.     Công nghệ AR là gì?

AR – Augmented Reality Technology là công nghệ tích hợp những thông tin đầu vào (input) như âm thanh, video, đồ họa hoặc dữ liệu GPS từ máy tính tới cái nhìn thực tế của người sử dụng. AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng giúp kết nối thế giới thực và ảo.

2. Đặc điểm cấu tạo của 1 thiết bị công nghệ AR

Công nghệ AR có thể dưới dạng camera tích hợp với smartphone, máy tính bảng, hoặc phụ kiện đeo được như tai nghe, mắt kính.

3. AR được ứng dụng trong logistics như thế nào?

DHL đã thử nghiệm AR ở châu Âu và Mỹ  vào 4 trường hợp sau:
• Vận hành kho
• Tối ưu hóa vận tải
• Giao hàng chặng cuối
• Các dịch vụ giá trị gia tăng nâng cao

a) Vận hành kho:

Các hoạt động ở kho hàng được ước tính chiếm khoảng 20% tổng chi phí logistics, và việc chọn hàng (picking) lại chiếm đến 55-65% tổng chi phí vận hành kho.  Với công nghệ AR, DHL đã có giải pháp chọn hàng dựa trên thị giác Pick-by-vision bằng cách trang bị cho công nhân kho hàng kính thông minh AR. Phần mềm chọn hàng trong thiết bị sẽ dựa trên thị giác cung cấp khả năng nhận diện các món hàng trong thời gian thực, đọc mã vạch, điều hướng trong kho và tích hợp thông tin với Hệ thống Quản lý Kho hàng (Warehouse Management System – WMS) giúp giảm thời gian trong kho hàng.

Một lợi ích quan trọng của việc chọn hàng dựa trên thị giác là nó cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật số trực quan không cần dùng tay cho nhân viên kho trong quá trình vận hành chọn hàng thủ công.

b) Tối ưu hóa vận tải:

Trước khi vận chuyển, một hệ thống AR có thể hỗ trợ đảm bảo lô hàng phù hợp với các quy định xuất nhập khẩu liên quan, hoặc các tài liệu thương mại đã được hoàn thành một cách chính xác hay chưa. Một thiết bị AR có thể quét tài liệu thương mại hoặc hàng hoá và tự động đề xuất các thay đổi hoặc sửa đổi phân loại mã hàng hoá.  Sau khi vận chuyển, công nghệ AR có thể làm giảm đáng kể sự chậm trễ của cảng và lưu kho bằng cách dịch văn bản tài liệu thương mại như các điều khoản thương mại trong thời gian thực.

AR giúp các tài xế xe tải kiểm kê hàng hóa một cách nhanh chóng. Trong tương lai, thiết bị AR đeo được trên người có thể kết hợp các máy quét và cảm biến độ sâu 3D để xác định số pallet hoặc bưu kiện đơn lẻ (bằng cách quét các dấu hiệu cụ thể trên từng kiện hàng) hoặc khối lượng của chúng (sử dụng các thiết bị đo lường). Đo lường này được so sánh với các giá trị được xác định trước và kết quả – hy vọng sẽ khớp với nhau – sẽ được hiển thị cho người đến lấy hàng.  Hệ thống AR này cũng có thể quét các thiệt hại tiềm tàng đối với hàng hóa.

Hơn thế nữa, tài xế có thể cài đặt công nghệ AR trong kính chuyên dụng hoặc trên màn hình kính chắn gió, để hiển thị những thông tin quan trọng  và hàng hóa của họ (ví dụ, xác nhận nhiệt độ hàng hóa) theo thời gian thực trong tầm nhìn của lái xe.

c) Giao hàng chặng cuối (last-mile delivery):

Ước lượng cho thấy tài xế chi tiêu từ 40% đến 60% thời gian của họ ra khỏi trung tâm phân phối mà không lái xe. Thay vào đó, họ dành phần lớn thời gian này để tìm đúng kiện hàng trong xe tải cho chuyến giao hàng tiếp theo. Hiện nay, để tìm một kiện hàng, các tài xế phải dựa vào trí nhớ của mình trong quá trình chở hàng. Với các thiết bị AR làm nổi bật kiện hàng phù hợp thông báo cho tài xế biết, quá trình tìm kiếm sẽ thuận tiện hơn và tăng tốc đáng kể ở mỗi lần giao hàng. Mỗi tài xế có thể nhận được thông tin quan trọng về một lô cụ thể bằng cách nhìn vào nó bằng thiết bị AR của họ. Thông tin này có thể bao gồm loại hàng hoá được vận chuyển, trọng lượng của mỗi lô hàng, địa chỉ giao hàng, và biết liệu nó là hàng dễ vỡ hay đòi hỏi được đặt để vị trí cụ thể để tránh hư hỏng. Thiết bị này sau đó có thể tính toán các yêu cầu về không gian cho từng lô trong thời gian thực, quét cho một không gian trống thích hợp trong xe, và sau đó chỉ ra nơi bưu kiện nên được đặt, tính toán đến các tuyến đường dự kiến.

Một trong những lý do chính tại sao bưu kiện bị hỏng là do tài xế cần một tay rảnh để đóng cửa xe, buộc họ phải đặt các kiện hàng xuống đất hoặc kẹp chúng dưới cánh tay của họ. Với thiết bị AR, cửa xe có thể được đóng ‘không dùng tay’ – người lái xe có thể chỉ dẫn bằng giọng nói hoặc thực hiện chuyển động mắt hoặc đầu.

Công đoạn cuối cùng là giao bưu kiện đến tay người nhận. Thiết bị AR sẽ điều hướng, đánh dấu nơi bưu kiện cần được giao đến.  Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, người nhận có thể được xác định rõ ràng thông qua một thiết bị AR mà không cần phải trình bày thẻ ID. Điều này nhằm giúp tăng cường an ninh và nâng cao chất lượng tiếp xúc với khách hàng.

d) Các dịch vụ khác:

AR có thể cho phép khách hàng sử dụng thiết bị có khả năng AR để kiểm tra lượng hàng được vận chuyển và ước tính trọng lượng để thiết lập kích thước hoàn hảo cho bao bì hộp đựng có giá thấp nhất từ nhà cung cấp dịch vụ logistics của họ.

Ngoài ra, ứng dụng này có thể hiển thị tùy chọn khác nhau về giá vận chuyển và bảo hiểm. Ví dụ, DHL Paketassistent cho phép người sử dụng in một tờ có chứa một biểu tượng tương tự như mã QR. Sử dụng webcam, hình ba chiều của các hộp bưu kiện DHL sẵn có được chiếu cho khách hàng, sau đó khớp các mặt hàng của họ với hộp đúng kích cỡ.

4. Ưu & nhược điểm của AR

Ưu điểm của AR:


·         Cho hiệu quả và năng suất công việc cao hơn

Việc sử dụng công nghệ AR để hướng dẫn sửa chữa tương tác có thể giảm đáng kể thời gian sửa chữa trung bình của nhân viên kỹ thuật bằng cách thức hỗ trợ trực quan và sinh động giúp xác định và sửa lỗi.

·         Giảm thiểu sai sót.

DHL ước tính việc dùng kính có công nghệ AR trong kho hàng giảm thiếu sai sót đến 40%. Do đa số các nhà kho ở các nước phát triển vẫn sử dụng phương pháp chọn thủ công trên giấy nhưng bất kỳ phương pháp dựa trên giấy nào cũng chậm chạp và dễ bị lỗi.

·         Giảm thời gian đào tạo nhân viên để sử dụng nhân lực tối ưu

Hiện nay, những công việc kỹ thuật đòi hỏi công nhân lành nghề, và trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu. Tuy nhiên, trong tương lai, AR có thể đào tạo và hỗ trợ nhân viên kho để lắp ráp một loạt các sản phẩm, giảm chi phí cho khách hàng. Hệ thống AR có thể đảm bảo kiểm soát chất lượng bằng cách theo dõi từng bước công việc (thông qua nhận diện hình ảnh nâng cao) và phát hiện lỗi trong quá trình lắp ráp.

Khuyết điểm của AR:

Vẫn có vài vấn đề kỹ thuật như hiệu suất, tuổi thọ pin, kích thước và khối lượng, nhưng các nhà phân tích cho rằng những rào cản kỹ thuật này sẽ được giải quyết trọng một vài năm tới.

Tóm lại, AR có một tương lai đầy hứa hẹn trong ngành logistics. Từ khâu chọn hàng ở kho hàng đến hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ hậu mãi, rõ ràng AR có thể đóng một phần trong hầu hết các bước của chuỗi giá trị logistics.  Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển, và chúng tôi hy vọng rằng nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ tham gia để thúc đẩy cuộc cách mạng AR.

Video giới thiệu công nghệ AR